[TQ-HĐ] Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên - THI ĐỊNH NHU
-
Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên - Thi Định Nhu
Tên tác giả: Thi Định Nhu
Thể loại: Ngôn tình hiện đại
Tình trạng: Đang hoàn thành
Số chương: Quyển 1 (35 chương)
Quyển 2 (13 chương)
5 Ngoại truyện
Giới thiệu tác giả - Thi Định Nhu
Thi Định Nhu (bút danh khác là Huyền Ẩn), quê Vũ Hán,tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Cô là một trong những cây bút nữ hàng đầu của văn học mạng Tấn Giang, đồng thời cũng đang lấn sân sang lĩnh vực biên kịch. Thi Định Nhu bắt đầu sáng tác từ năm 2003 và gây dựng tên tuổi với bộ ba tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp mang phong cách giang hồ thủy mặc "Định Nhu Tam Mê" (gồm "Mê Hiệp Ký", "Mê Hành Ký" và "Mê Thần Ký" được xuất bản tại Việt Nam) thu hút hàng triệu lượt truy cập.
Sau bộ tác phẩm "Tam Mê", Thi Định Nhu chuyển sang đề tài tình yêu đô thi và huyền ảo giả tưởng. Các tác phẩm nổi tiếng gồm có:
- "Muôn kiếp yêu em"
- "Thành phố hoang vắng" đã được xuất bản ở Việt Nam
- "Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên".Tác phẩm được chuyển thể thành bộ phim cùng tên "Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên" đang ở giai đoạn hậu kì, không lâu sau sẽ lên sóng màn ảnh nhỏ tại Trung Quốc
Nội dung truyện
Tình như sợi tơ,
mong manh
nhưng chặt không đứt,
bứt không lìa......
Đôi lúc, vì quá yêu, nên mới phải chia xa. Vì quá quan tâm, nên phải từ bỏ. Mùa thu Bắc Kinh sáu năm trước, chàng kiến trúc sư Hoa kiều, đẹp như người mẫu nam bước ra từ quảng cáo nước hoa CK, gặp gỡ và yêu say đắm cô sinh viên tỉnh lẻ Tạ Tiểu Thu. Chàng tài năng, nho nhã, lịch thiệp. Nàng thông minh, kiên cường, mạnh mẽ. Nhưng số phận lại thích trêu đùa con người ta một cách tàn nhẫn. Căn bệnh quái ác của Lịch Xuyên trở lại lần nữa và trở thành dòng sông ngân chia lìa đôi tình nhân. Vương Lịch Xuyên, vì quá yêu Tạ Tiểu Thu nên phải chia tay nàng, vì "anh không có năm năm để cho em". Tiểu Thu, ngược lại, vì quá yêu Vương Lịch Xuyên nên lỡ làng mười năm tuổi xuân tươi đẹp của người con gái....
Tuy nhiên, khi ta yêu đủ sâu thì tình yêu ấy, tuy mong manh như sợi tơ nhưng thực sự chặt không đứt, bứt không lìa. Cuối cùng thì tình yêu kiên cường và duy mĩ đã đưa Lịch Xuyên và Tiểu Thu đến bến bờ hạnh phúc. Thiết nghĩ, trong đời này, nấu có một lần yêu và được yêu nhiều như thế, ta thực còn mong gì hơn?
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 1
NGÀY TÔI VÀO ĐẠI HỌC, ba đưa tôi ra ga. Tôi xách hành lý, ngồi xe đò suốt 3 tiếng đồng hồ mới lên đến trung tâm tỉnh. Xe đến chậm hơn dự kiến nửa tiếng, lúc chúng tôi vội vã chạy vào ga, thì chỉ còn 15 phút nữa là tàu khởi hành. Ba tôi không thích đưa tiễn, nhất là khi phải tiễn ai đến phút cuối. Nên sau khi sắp xếp hành lí cho tôi xong ông nhanh chóng xuống tàu.
"Đừng tiết kiệm quá. Đầu tháng sau ba sẽ gởi tiền cho con."
Tôi rưng rưng nước mắt, gật đầu.
"Nhớ đi mở một tài khoản rồi gởi tiền vào đó, coi chừng mất."
"Dạ."
"Học hành cho đàng hoàng."
"Dạ."
"Tiểu Thu, mình là dân quê lên phố, giấy rách phải giữ lấy lề. Nhớ lời ba dặn, làm người phải biết thân biết phận, càng p[hải biết tự trọng nghe không!"
Những lời liên quan đến lòng tự trọng, từ nhỏ đến lớn, ba tôi đã nói hơn cả trăm lần, cứ như ông vẫn đang sống trong những năm cuối triều Minh không bằng. Thật ra, tuy là giáo viên trung học nơi thị trấn nhỏ chúng tôi đang sống, nhưng ba tôi vốn là sinh viên thành phố, lúc phân công công tác ông tình nguyện về nông thôn, sau đó cưới mẹ tôi và sống luôn ở đây. Giờ nhìn ông đã già hơn tuổi, râu tóc đã lấm tấm sợi bạc.
"Con biết rồi, ba!"
Ông cười cười, nói:
"Ba đi trước, chiều nay ba phải lên lớp."
Nói xong, bóng ông nhanh chóng mất hút. Rất nhanh, chẳng kịp nhìn thấy những giọt nước mắt của tôi rơi lã chã.
Tôi chen chúc trong toa tàu chật chội suốt một ngày trời mới tới Bắc Kinh. Sau đó, tôi theo hướng dẫn trên "Thông Báo Nhập Học", bắt mấy chuyến xe buýt, cuối cùng cũng tới dược trường Đại học Sư Phạm S. Thật ra, điểm số của tôi đủ đậu vào Đại học Bắc Kinh, không biết tại sao tôi không trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh, mà lại trúng tuyển nguyện vọng hai là Đại học Sư Phạm S. Ban đầu, tôi đăng ký khoa Kinh Tế Quốc Tế nhưng tôi cũng không được nhận vào khoa Kinh Tế Quốc Tế mà là khoa Ngoại Ngữ. Mặc dù, tôi khá ngoại ngữ nhưng tôi chưa từng nghĩ sẽ chọn nó làm nghề. Tôi mang tâm trạng nặng nề bước vào cổng Đại học S. Xếp hàng làm thủ tục nhập học xong, tôi đi qua một con đường dài rợp bóng cây, cuối cùng cũng tìm được phòng của mình.
Cửa phòng đang mở. Phòng tổng cộng có sáu giường, ba giường bên dưới đều đã có hành lý để lên. Ba đứa con gái đang ngồi trò chuyện bên mép giường. Người cao nhất quay đầu lại nhìn tôi và hỏi:
"Câu là sinh viên mới à?"
Tôi gật đầu.
"Khoa nào?"
"Khoa Ngoại Ngữ."
Cô nàng nhíu mày: "Chuyên ngành gì?"
"Ngữ Văn Anh."
Cô nàng chỉ vào một giường phía trên, nói:
"Phía dưới đều có người rồi. Bên trên còn trống, cậu tự chọn chỗ đi!"
Cô nàng rất đẹp. Mũi cao, mắt to, da trắng, mỗi cử chỉ đều toát ra vẻ nhàn nhã khó tả.
"Cậu tên gì?" Cô nàng lại hỏi.
"Tạ Tiểu Thu."
"Tớ tên Phùng tĩnh Nhi. Đây là Ngụy Hải Hà, còn đây là Ninh An An. Bọn tớ đều là dân bản địa."
Cô ta chỉ vào hai người còn lại, nói tiếp:
"Bọn tớ đều là bạn cùng phòng với cậu."
Dân bản địa chính là người Bắc Kinh.
"Chào mọi người". Tôi nói. Ngụy Hải Hà và Ninh An An gật đầu với tôi xem như trả lời.
"Lát nữa sẽ có một người Thượng Hải vào. Cậu ấy tới rồi, đang đi làm thủ tục bổ sung." Ninh An An chỉ vào đống hành lý cạnh cửa.
Một lát sau, cô ta đột nhiên nhớ ra gì đó, nói thêm:
"Còn một giường luôn để trống. Đó là chỗ của Lưu Huyên. Cậu ấy là con gái rượu của hiệu trưởng, nhà nằm trong khuôn viên trường. Có lẽ sẽ thường xuyên ở nhà."
"Các bạn quen nhau trước hả?". Tôi nhẹ nhàng hỏi một câu.
"Bọn tớ học chung trường cấp ba."
Tôi không nói gì nữa, mở túi ra, leo lên giường bắt đầu dọn dẹp với tốc độ nhanh nhất. Đồ đạc của tôi rất ít, giường chiếu nhanh chóng được sắp xếp gọn gàng.
Ngụy Hải Hà nhìn quanh rồi hỏi:
"Nè...cậu không mang theo màn à?"
Tôi lắc đầu:
"Không có. Sắp qua mùa đông rồi, ở đây còn có muỗi hả?"
Ngụy Hải Hà cười nhạt:
"Màn không phải để ngăn muỗi. Màn là một thế giới, bên trong màn là thế giới riêng của cậu. Chác cậu cũng phải có chút riêng tư chứ?"
Tôi cảm thấy mấy câu này của cô ta không có ý tốt, đang cúi người liền đứng thẳng lên, tôi nhìn vào mắt cô ta, nói:
"Tôi không có gì riêng tư hết."
Hai người nhìn nhau, câu nói không lời được truyền qua ánh mắt.
Cuối cùng, Ninh An An cười nói:
"Tuy phòng này ở tầng bốn nhưng nhiều bụi lắm. Có màn vẫn tốt hơn, cũng sạch sẽ hơn. Mọi người đều mắc màn, nhìn phòng sẽ gọn gàng hơn. Cậu thấy thế nào? Đúng rồi, cậu tên là gì vậy?"
"Tạ Tiểu Thu."
Không ai hỏi quê tôi ở đâu. Chắc sợ tôi nói ra một nơi họ chưa từng nghe đến, hoặc giả, sợ tôi ngại không nói.
Buổi chiều, tôi đi tiệm tạp hóa mua màn, tốn hết 40 tệ. Lại đi mua sách giáo khoa năm nhất, tốn hết 130 tệ. Trên người tôi chỉ còn lại 30 tệ mà căn tin trong trường bán mắc vô cùng, một dĩa cơm rẻ nhất cũng 2 tệ.
Lúc về ký túc xá nữ, cô gái Thượng Hải đã ngồi trên chiếc giường buông màn sẵn. Tên cô ấy là Tiêu Nhụy, dáng người nho nhỏ, làn da trắng trẻo, tóc dài đen nhánh, đang ngồi xếp bằng ăn chocolate, nhìn giống như một tiểu yêu tinh.
"Tối nay có chiếu phim ở hội trường, vé giá 3 tệ, chúng ta cùng đi nha! Hết phim sẽ có vũ hội, nữ sinh viên tham gia miễn phí. Tĩnh Nhi, vệ sĩ của cậu có đi không?" Ninh An An cười nói.
"Hay quá!". Mọi người đều giơ tay lên, trừ tôi.
"Bạn ăn chocolate không?". Tiêu Nhụy đưa tôi một thanh. "Hiệu Dove, mình không ăn loại khác."
"Cám ơn, mình...không thích ăn đồ ngọt."
"Ăn một miếng đi, nể mặt mình, được không?". Cô ấy lại nhét vào tay tôi.
"Được rồi. Cám ơn cậu."
"Đừng khách sáo." Tiêu Nhụy vừa ăn vừa nói: "Mình thấy, vị trí giường trên giường dưới nên chăng mỗi học kì đổi một lần, vậy mới hợp lý nhỉ? Ví dụ như, học kỳ đầu nằm giường dưới, học kỳ au nằm giường trên. Học kỳ đầu nằm giường trên, học kỳ sau nằm giường dưới. Mọi người đều có cơ hội nằm giường dưới, như vậy mới công bằng. Tiểu Thu, cậu thấy sao?"
Tôi gật đầu.
Vẻ mặt Phùng Tĩnh Nhi hơi biến sắc, Ngụy Hải Hà thì khó chịu liếc nhìn chúng tôi. Ninh An An cười nói:
"Còn lâu mới tới học kỳ sau, đợi qua đầu học kỳ sau chúng ta sẽ bàn kĩ lại. Không chừng tới lúc đó cậu quen rồi, không chịu xuống cũng không chừng."
Tiêu Nhụy cầm miếng chocolate, nói:
"Mình chắc chắn sẽ đồng ý chuyển xuống, bây giờ mình nằm không quen chút nào."
Ngụy Hải Hà nhìn tôi, hỏi:
"Cậu thì sao, Tiểu Thu, cậu cũng không uốn nằm giường trên à?"
"Tôi thấy ý kiến của Tiêu Nhụy khá hay. Nằm trên nằm dưới không quan trọng, quan trọng là công bằng." Tôi bình tĩnh trả lời.
"Đi xem phim trước đi." Ninh An An cầm túi lên, đi ra ngoài. Mọi người nối đuôi đi.
"Tiểu Thu, bạn không đi thật à?" Tiêu Nhụy hỏi.
"Xin lỗi, mình đã hẹn gặp một người đồng hương tối nay."
"Chưa bắt đầu học ngoại ngữ mà cậu đã quên ngữ pháp tiếng Trung rồi, chị Hai ơi, trạng ngữ chỉ thời gian phải nằm đầu câu chứ." Ngụy Hải Hà nói móc tôi một câu. Tiếng cười khanh khách vang lên ngoài cửa.
Thât ra, tôi đã gặp chị đồng hương Lâm Thanh từ sớm rồi. Chị ấy cùng quê với tôi, đang học năm tư khoa Lịch Sử, sắp tốt nghiệp. Tôi gặp chị ấy lúc chiều, tâm sự được một lát liền hỏi chị về cách sống ở Bắc Kinh.
"Ở đây chi phí đắt đỏ lắm, em phải đi làm thêm mới sống nổi."
Tôi hiểu rõ nên kể cho chị nghe tôi đã xài hết phân nửa số tiền đem theo. Chị đột nhiên nhớ ra một chuyện, nói:
"Chị biết có một quán cà phê đang tuyển nhân viên, đáng lẽ chị định đi nhưng vì cách trường hơi xa, phải đổi bốn tuyến xe buýt lận nên chị đổi ý. Em muốn đi không? Làm nhân viên phục vụ trong quán Starbucks. Công việc không nặng nhọc lắm, chủ yếu làm ca sáng và ca tối, thời gian linh hoạt, họ rất thích sinh viên khoa Ngoại Ngữ, vì chỗ đó có nhiều khách nước ngoài. Em muốn đi thì cho chị biết, chị phải gọi điện thoại hẹn người ta trước."
Đúng là bánh bao thịt từ trên trời rơi xuống, tôi gật đầu lia lịa.
Chị viết sơ yếu lý lịch giúp tôi, cho tôi mượn một bộ quần áo. Lúc tôi sắp về, chị còn đưa cho tôi một cây son.
"Chị em mình từ quê lên, giọng nói đã quê mùa, nếu không mặc quần áo đẹp thì càng khiến người ta chê cười. Em nói tiếng Phổ thông giỏi không?"
"Cũng được. Phát âm chưa tốt lắm."
"Phải phân biệt từ nào cần uốn lưỡi, từ nào không cần uốn lưỡi. Dân ở đây còn phân biệt vần in và vần ing nữa."
"Em sẽ chú ý."
"Lúc nói chuyện nhớ đệm thêm tiếng Anh vào, không phải lúc nào cũng nên nói thật, cũng đừng cho người ta biết thông tin cá nhân. Thật thá quá thì dễ bị lừa, hiểu không?"
"Em hiểu rồi, cám ơn chị nhắc nhở."Tôi le lưỡi.
"Trong quán toàn là sinh viên đi làm thêm, kiếm tiền đàng hoàng nên chị không lo em học thói xấu. Đừng giống mấy đứa con gái hư hỏng bên khoa em và khoa Âm Nhạc, vì muốn tiêu xài hoang phí mà sẵn sàng đi làm gái bao, làm vợ bé, cái gì cũng dám làm."
"Dạ."
Lâm Thanh dặn dò xong, liền ra ngoài gọi điện thoại đến quán giúp tôi. Lúc về phòng, chị nói cho tôi biết, tôi phải thử việc tại quán ba ngày, bắt đầu từ tối nay. Chị hỏi tôi có chịu làm ca tối không, ca tối bắt đầu từ 6 giờ tối tới 12h giờ khuya. Các ca khác đều đã có người rồi.
Đương nhiên là tôi đồng ý.
- - - Hết chương 1 - - -
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 2
KHI ĐẾN TRẠM XE BUÝT tôi mới hiểu nguyên nhân Lâm Thanh không thích công việc này. 5 giờ chiều là giờ cao điểm, 6 giờ đi làm, nếu 5 giờ rưỡi mới đón xe thì sẽ đến muộn.
Tôi đợi 25 phút, cuối cùng cũng chen được chân lên xe. Xe chầm chậm bò về phá trước, dọc đường phải dừng đèn đỏ liên tục. Tôi phát hiện những người đang đứng đều có bộ dạng vô cùng nhếch nhác, người đang ngồi trông cũng mệt mỏi không kém. Qua khung cửa kính xe, tôi có dịp quan sát Bắc Kinh lần đầu tiên. Nói thật, mỗi ngày tôi đều xem thời sự, cứ tưởng mình hiểu rõ Bắc Kinh. Nhưng khi tôi chính thức đặt chân lên mảnh đất này, mới phát hiện mỗi con phố đều rất xa lạ. Những tòa nhà cao tầng xa lạ, những người đi đường xa lạ, những bảng quảng cáo xa lạ, những chiếc xe xa lạ, những bảng chỉ dẫn xa lạ, mọi thứ đều xa lạ, chiếc xe lặng lẽ tiến về nơi xa lạ.
Mùa thu phương bắc, trời rất nhanh tối. Hành trình 4 tuyến xe buýt cứ như từ ban ngày đi đến đêm thâu.
Quán cà phê Starbucks đó nằm tại tầng trệt của một tòa nhà mấy chục tầng sang trọng, đẹp đẽ. Điều lạ là, tuy là giờ tan tầm, nhưng con đường này rất ít người. Bãi đỗ xe cạnh tòa nhà chứa được hơn 20 chiếc xe, không còn chỗ trống. Tôi dừng lại ngoài cửa một lát, chỉnh lại tóc và váy, len lén nhìn gương, thấy quần áo đã chỉnh tề liền đẩy cửa bước vào.
Quán không lớn lắm, khá im ắng, chỉ có vài người đang khẽ chuyện trò. Nhân viên phục vụ của quán mặc áo thun màu đen, dù nam hay nữ cũng đều đeo tạp dề màu xanh lá. Một sinh viên tên Đồng Việt tiếp tôi. Nhìn anh ta chắc cũng tầm tuổi với tôi, người không cao lắm, nụ cười tươi sáng, có vẻ dễ mến.
Anh ta lịch sự đưa tay ra:
"Chào em, Tạ...Tiểu Thu, đúng không? Anh là quản lí ca đêm, mọi người gọi anh là Tiểu Đồng."
"Chào anh, Tiểu Đồng."
"Em viết sơ yếu lý lịch rất hay. Thật ra không cần viết bằng tiếng Anh đâu, viết tiếng Trung là được rồi. Ông chủ không biết tiếng Anh. Tối nay quán có bốn người, kể cả em. Em học Đại học Sư Phạm S đúng không?"
Tôi gật đầu.
"Anh cũng vậy. Khoa Ngữ Văn Anh năm thứ hai. Còn em?"
"Sinh viên năm nhất khoa Ngữ Văn Anh."
"Vậy hả? Anh có tham dự lễ đón tân sinh viên hôm nay, sao không thấy em?"
"Có lẽ anh có gặp nhưng không để ý thôi."
"Haha. Em ở khu nào?"
"Khu số 7 dãy bắc."
"Khu số 7 dãy bắc? Chỗ đó xa cổng trường nhất. Muốn ăn thịt dê nướng và mì thịt bò chính tông thì đi hơi lâu. Em đã mua sách giáo khoa chưa?"
"Rồi, mắc dễ sợ."
"Nếu gặp anh sớm một chút thì tốt rồi. Anh có sách giáo khoa cũ, giống hệt sách năm nay. Mà anh học không chăm chỉ cho lắm, nên sách vẫn còn mới, có thể tặng hết cho em."
Buồn bực. Nhớ chuyện tôi đã xài hết 140 tệ trong buổi sáng, thiệt là tiếc tiền.
"How would you like your coffee?" Tiểu Đồng đứng trước máy thu ngân, vừa nói chuyện vừa làm việc, thình lình bật ra một câu tiếng Anh. Tôi nhìn lại, một người nước ngoài đang mỉm cười đứng trước quầy.
"Double cream one sugar."
"Sure."
Tôi ngưỡng mộ quá sức. Khẩu âm của Tiểu Đồng so với trong chương trình "Tiếng Anh điên cuồng" mà tôi thường nghe không khác bao nhiêu.
"Ở đây có nhiều cơ hội nói tiếng Anh lắm. Tuy nhiên, ông chủ không cho nhân viên nói chuyện phiếm với khách. Trừ phi quán vắng và khách đồng ý nói chuyện với em, em mới có thể nói vài câu. Nhưng không được lơ là công việc."
Sau đó, Tiểu Đồng giới thiệu tôi với ba nhân viên khác, một người trong số đó sắp giao ca. Còn có một cô gái khác tên Diệp Tịnh Văn, đang học Khoa Ngữ Văn Trung Đại học M.
Công việc trong quán cũng không khó lắm, đầu tiên là học cách sử dụng các loại máy pha cà phê, sau đó là học thuộc lòng menu, nói cách khác, chính là học pha chế các loại thức uống trong menu. Tiểu Đồng nói, tuy trên menu có nhiều loại thức uống, nhưng khách hàng thường chỉ uống vài loại, rất đơn giản, có thể học xong trong vòng một ngày. Ngoài ra, kích cỡ ly cà phê ở đây cũng khác các quán khác, không gọi là ly lớn, vừa, nhỏ, mà gọi venti, tall.
Tôi đi thay đồng phục làm việc. Cô gái tên Diệp Tịnh Văn đứng cạnh tôi cứ liếc nhìn ngoài cửa sổ. Dáng cô ấy yểu điệu thướt tha, rất giống nữ nhân vật chính trong phim "Nghiện quá mức sẽ chết". Nghe Tiểu Đồng nói, Diệp Tịnh Văn là người Nam Kinh, cha mẹ đều là giảng viên đại học, gia đình thuộc loại khá giả, cô ấy đến đây làm chủ yếu là muốn luyện khẩu ngữ tiếng Anh. Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, không phải chị ấy học khoa Ngữ Văn Trung sao? Học giỏi tiếng Anh để làm gì? Tiểu Đồng nói, Diệp Tịnh Văn thi vào đại học từ một trường trung học có truyền thống cạnh tranh khốc liệt. Ban đầu, chị ta định thi vào Đại học Bắc Kinh, nào ngờ không đậu, chỉ đủ điểm học Đại học M.Vào đại học rồi, lẽ ra có thể vừa học vừa chơi, nhưng chị ta đi thi riết thành thói quen, không sống nhàn được. Do đó, thi đậu tiếng Anh cấp 4 lại thi tiếng Anh cấp 6, thi đậu tiếng Anh cấp 6 xong lại thi TOEFL, thi TOEFL xong lại thi GRE. Thi GRE xong mới phát hiện mình đang học khoa Ngữ Văn Trung, xin nhập học rất khó, xin visa du học lại càng khó hơn. Do đó, chị ta mới đến chỗ này làm thêm. Một là để luyện khẩu ngữ, hai là tìm người nước ngoài nào đó bảo lãnh cho chị ta đi du học. Nhưng ông chủ không cho nhân viên nói chuyện phiếm với khách nên chị ta chưa tìm được cơ hội. Do đó, "lúc nào nhìn chị ta cũng có vẻ buồn buồn, rầu rầu. Haiz..."
Thật ra, diều khiến tôi chú ý đến Diệp Tịnh Văn chính là đôi mắt tràn ngập mộng mơ. Tôi vừa nhìn thấy chị đã nhớ đến những nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Quỳnh Dao. Đôi mắt to tròn ngây ngô, lúc nào cũng như sắp khóc. Đôi môi mỏng manh, như chờ đợi người ta giày vò. Suối tóc dài chảy qua vai, trên mái tóc là kẹp tóc ngọc trai. Màu son nhẹ nhàng, mùi nước hoa nhẹ nhàng, ngay cả cử động cũng nhẹ nhàng, dường như sẽ tan vào hư không bất cứ lúc nào. Tôi vào làm việc đã hơn hai tiếng, Diệp Tịnh Văn chỉ nói với tôi đúng một chữ "Hi".
Công việc thu ngân rất đơn giản, tôi vốn quan tâm đến thiết bị điện tử nên học xong ngay tức thì.
"Em là người học nhanh nhất mà anh từng biết", Tiểu Đồng rất hài lòng, cười toe toét. Một người khách quen rời đi, còn một cái đĩa trên bàn, thấy Diệp tịnh Văn còn đứng ngơ ngẩn cạnh quầy, Tiểu Đồng thở dài, đi ra dọn bàn. Lúc trở lại anh len lén nói "Đừng để ý chuyện chị ấy lạnh nhạt với em. Tiểu Diệp tốt bụng lắm. Chẳng qua người trong lòng chị ấy đang ở đây, nên tâm hồn treo ngược cành cây." Dứt lời, anh chỉ hướng một góc cạnh cửa sổ.
Nhìn theo tay Tiểu Đồng chỉ, tôi chỉ thấy một bên của một khuôn mặt. Đó là một thanh niên mặc đồ vest, đang ngồi ở bàn cạnh cửa sổ, chăm chú nhìn vào màn hình laptop.
"Anh ta là người Trung Quốc." Tôi cười nói.
"Chắc chắn là rất giàu." Tiểu Đồng nói thêm.
Đến 9 giờ tối, khách thưa dần. Người thanh niên mặc đồ vest vẫn chưa rời đi, dường như anh xem quán này là văn phòng của mình.
Tiểu Đồng nói, nửa năm trước, từ lần đầu tiên người thanh niên này xuất hiện ở quán, Tiểu Diệp đã phải lòng anh. chị ấy còn vì anh mà chuyển sang ca tối. Không phải chỉ có Tiểu Diệp, tất cả con gái trong quán này đều từng thầm thương trộm nhớ anh. Hôm nào anh xuất hiện, tất cả phục vụ nữ đều tinh thần hoảng hốt suốt cả buổi tối, lỗi thao tác máy thu ngân cũng cao hơn. Chỉ có Tiểu Đồng là nhân viên nam duy nhất có thể làm việc bình thường.
Tôi bật cười "Có không đó?"
"Tất cả con gái trong quán đều mong anh ta đến, chỉ có anh không muốn. Hễ anh ta tới, anh phải làm việc gấp đôi. Nhưng mà, anh ta đến cũng tốt." Tiểu Đồng nói tiếp "Anh ta boa rất nhiều". Đám con gái mơ mộng xấu hổ vì không làm tốt công việc, thường hay đưa hết tiền boa trên bàn cho Tiểu Đồng, xem như xin lỗi.
Quán có bán cả thức ăn trưa và thức ăn tối đơn giản, chủ yếu là sandwich và salad trái cây. Thường thì khách hàng phải đứng trước quầy đợi lấy cà phê, cho nên rất ít người cho tiền boa, nhất là người Trung Quốc.
"Ở đây thường có khách cho tiền boa không?" Tôi hỏi.
"Không thường xuyên. Vài ông già, bà già nhờ nhân viên bưng cà phê tới bàn, sẽ để lại tiền boa, nhưng không nhiều lắm." Tiểu Đồng nói "Chỉ có một mình anh ta, lần nào cũng boa rất nhiều. Cho nên mọi người cũng vui vẻ phục vụ anh ta. Hễ thấy anh ta đến, nếu có thời gian, mọi người đều chủ động đến hỏi anh ta muốn uống gì, sau đó bưng cà phê đến bàn cho anh ta."
"Tại sao? Đến đây ai cũng đều phải xếp hàng mua cà phê mà !"
"Chân anh ta đi không thuận tiện cho lắm."
"À" Lúc này tôi mới chú ý cạnh bàn anh ta có một cây gậy chống màu đen. Nhưng nhìn anh không có gì khác người bình thường.
"Không thuận tiện chỗ nào?"
"Cũng không phải không thuận tiện gì, chỉ là chân phải bị tật thôi."
"Biết đâu là vết thương tạm thời." Tôi nói.
"Không phải. Xe anh ta đậu ở chỗ dành cho người khuyết tật. Siêu xe SUV đó."
"Siêu xe SUV là gì?"
"Xe của người giàu, còn rất tiết kiệm xăng nữa."
"À."
"Anh ta luôn uống skinny latte. Nhưng mà, nếu em thấy anh ta đến, nhớ đừng chủ động chào hỏi, cứ để Tiểu Diệp ra tiếp. Tiểu Diệp là nhân viên lâu năm của quán, đây là đặc quyền của chị ấy. Haha."
"Loại skinny latte nào? Có nhiều loại Latte lắm mà."
"Anh ta thích vanilla."
Đang nói thì Tiểu Diệp không biết từ đâu đi qua, nhỏ giọng nói: "Không phải vanilla, hôm nay là hot coffee, venti.". Dứt lời, Tiểu Diệp lại về quầy thu ngân, nói: "Tiểu Đồng, tính tiền giúp chị đi, anh ấy còn gọi thêm một ly cà phê nữa."
Nhiều khách đang đứng đợi trước quầy thu ngân, Tiểu Diệp không đi ra được, hiển nhiên chị ấy không muốn bỏ qua cơ hội bưng cà phê tới cho người thanh niên kia, vẻ mặt khổ sở cầu cứu.
Tiểu Đồng cười xấu xa: "Biểu hiện hôm nay của chị quá tệ, nên em sẽ kêu Tiểu Tạ bưng. Đừng giận, tiền boa vẫn là của chị."
Cà phê nhanh chóng được pha xong. Tôi bưng tới bên cửa sổ. Không muốn quấy rầy anh, tôi tính nhẹ nhàng đặt cà phê lên bàn đi. Nhưng anh biết tôi tới, ngẩng đầu lên nhìn.
Đó là một khuôn mặt chỉ nên xuất hiện trên trang quảng cáo nước hoa của tạp chí thời trang, ngập tràn mùa xuân, tươi sáng chói lọi. Tôi ngẩn ra một lúc, quên cả hít thở. Đôt nhiên tôi cảm thấy, Bắc Kinh đúng là một thành phố tươi đẹp. Trong lúc hoảng hốt, tay tôi chợt run nhẹ, vài giọt cà phê nóng hổi đổ ra ngoài, rơi xuống ngón tay tôi. Tính tôi sợ nóng nên tay càng run hơn, ly cà phê rơi xuống, chỉ nghe một tiếng "cạch", ly cà phê chạm mặt bàn, hất cà phê bắn tung tóe lên người anh, rồi lăn xuống đất, cà phê chảy tràn ra.
"I'm...terrubly sorry! Sir!" Trong lúc hốt hoảng, tôi buột miệng nói một câu tiếng Anh.
Tôi không biết vì sao mình lại buột miệng nói tiếng Anh. Có thể là vì tôi đã thuộc lòng chương trình "Tiếng Anh điên cuồng", cũng có thể là vì tôi không muốn nói tiếng Trung, để tránh người ta nghe ra giọng địa phương của tôi. Tóm lại, tôi nhìn thấy áo sơ mi trắng tinh của anh bị dính một bệt cà phê lớn. Cà vạt màu xanh lam cũng biến thành màu nâu.
Anh nhíu nhíu mày, không nói gì.
"Thật xin lỗi, tôi là...nhân viên thực tập. Anh có bị phỏng không?"
"Tôi không sao." Anh nói, giọng rất trầm, vô cùng cuốn hút.
Tôi đang định nói tiếp, Tiểu Diệp đã vọt tới cạnh tôi:
"Thưa anh, chúng tôi chân thành xin lỗi, anh có bị phỏng không?"
Anh lắc đầu.
Tôi cúi đầu, thấy cà phê vẫn đang nhỏ giọt từ ống quần anh. Tiểu Đồng khó chịu liếc tôi, lấy một tấm bảng thông báo sàn ướt màu vàng ra, đặt cạnh bàn.
"Thưa anh, chúng tôi vô cùng xin lỗi. Nếu anh thấy tiện, xin vui lòng đem hóa đơn giặt ủi đến đây, chúng tôi sẽ thanh toán lại."
"Không cần đâu. Là do tôi lỡ tay làm đổ cà phê thôi, không liên quan gì tới cô gái này đâu."
"Vậy sao?" Tiểu Diệp và Tiểu Đồng đồng thời quay lại nhìn tôi, vẻ mặt khó hiểu.
Tôi sửng sốt, nói:
"Cảm ơn ý tốt của anh. Ly cà phê thật sự là do tôi làm đổ. Lần sau...tôi sẽ chú ý hơn."
Lúc nói câu này, tôi không khỏi liếc nhìn Tiểu Diệp, trong lòng rầu rĩ, không biết liệu mình còn có "Lần sau" hay không. Nhưng Tiểu Diệp rất hài lòng với thái độ cúi đầu thành thật nhận lỗi của tôi.
Tôi vội đi lấy giẻ lau để dọn đẹp hiện trường. Tiểu Diệp đề nghị pha một ly cà phê mới cho anh, nhưng anh từ chối.
Anh đóng laptop lại, bỏ vào túi xách, sau đó chống gậy đứng dậy.
"Cẩn thận, sàn nhà trơn lắm." Tôi nhẹ nhàng nói.
Anh gật đầu, đi ra cửa, chờ cửa tự động mở ra, lặng lẽ rời đi.
Thật ra anh đi cũng nhanh, chỉ có điều dáng đi hơi cà nhắc.
Tôi nhìn lại, anh để lại 50 tệ trên bàn. Tiểu Đồng liền cầm lấy không chút do dự.
Lần đầu tiên đi làm mà phạm lỗi lớn, tôi xấu hổ vô cùng nên liên tục xin lỗi Tiểu Đồng.
"Đừng lo, em không phải là người đầu tiên làm đổ cà phê lên người anh ta đâu. Yên tâm đi, tụi anh sẽ không nói cho ông chủ biết. Có điều, lần sau gặp trai đẹp phải bình tĩnh hơn." Rồi anh ta hất mặt qua, nói nửa thật nửa đùa. "Khuyên em một câu, nghe hay không tùy em, tuyệt đối đừng lãng phí thời gian vì anh ta,. Anh ta chưa từng liếc mắt nhìn cô gái nào đâu."
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 3
LÚC TÔI TAN CA VỀ TỚI KÝ TÚC XÁ, đã 12 giờ rưỡi. Nghe nói đúng 10 giờ đêm trường sẽ tắt đèn, lúc tôi lên cầu thang, vẫn còn người đi lại ngoài hành lang. Tôi rón ra rón rén đi đến được cửa phòng thì phát hiện cửa đã bị khóa trái. Tôi nhẹ nhàng gõ cửa, rất lâu sau cũng không ai mở cửa. Tôi tiếp tục gõ cửa, một phút sau đột nhiên cửa mở, Ninh An An mặc váy ngủ, lạnh lùng nhìn tôi, hỏi:
"Sao lại gõ cửa? Chẳng lẽ cậu không có chìa khóa?"
"Cửa bị khóa trái."
Ninh An An vẫn lạnh lùng như cũ:
"Chẳng lẽ cậu không biết năm rồi khu này có vụ hiếp dâm? Không khóa trái cửa, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Sau này nếu cậu quyết định đi chơi tới sau 10 giờ mới về thì nên ngủ ở ngoài sáng hôm sau hãy về."
Tôi tự biết mình đuối lý, đêm hôm khuya khoắt, cũng không muốn tranh cãi với cô ta. Đành phải giải thích:
"Tôi không đi chơi, tôi mới tìm được việc làm thê, phải làm tới 12 giờ mới tan ca."
Tôi thấy uất ức trong lòng, nước mắt chực trào ra, nhưng mặt vẫn tỏ ra cứng cỏi, cắn chặt môi, không để cô ta nhận ra. Cô ta hơi sửng sốt, liền "à" một tiếng, kéo tôi vào cửa, hỏi:
"Cậu không đủ tiền tiêu à?"
Tôi mím môi, không trả lời.
"Haiz..". Cô ta nhìn tôi, thở dài, nói: "Đi ngủ đi. Sau này tôi bảo họ không khóa trái cửa."
Tôi không dám rửa mặt, cũng không dám đánh răng, lặng lẽ leo lên giường, chui vào mền.
Tiểu Đồng nói tôi biết chọn đúng thời gian đi làm. Vì ông chủ thường phát lương vào giữa tháng, tôi chỉ cần làm hai tuần là có thể lãnh được tháng lương đầu tiên. Hôm sau, tôi dậy sớm ra sân thể dục vừa chạy bộ, vừa học từ mới. Phùng Tĩnh Nhi đang đứng trên sân, bên cạnh là một nam sinh cao ráo. Lúc tôi chạy ngang qua họ, người nam sinh đó mỉm cười "Hi" với tôi. Anh ta chỉ mặc một chiếc áo ba lỗ màu trắng, lộ ra cơ ngực rắn chắc, thoáng nhìn tôi thấy anh ta đẹp trai to cao, có vẻ là sinh viên Khoa Thể Dục.
"Hôm nay cậu có dự tiết đọc hiểu không?" Thấy tôi chạy ngang qua, Phùng Tĩnh Nhi bắt chuyện.
"Đi."
"Điểm thi đại học môn ngoại ngữ của cậu là bao nhiêu?" Cô ta đột nhiên hỏi.
"Chín mươi lăm." Tôi nói.
Mặt cô ta hơi tái, nhìn tôi nghi ngờ: "Thật à?"
"Ừ."
"Nghe nói trường cấp 3 quê cậu ngày nào cũng làm kiểm tra. Vừa mới khai giảng là bắt đầu lo thi đại học. Không có môn âm nhạc, không có môn hội họa, cũng không có môn thể dục."
Trong cuộc sống bạn sẽ gặp những người như vậy. Họ không tin rằng trên đời có người thông minh hơn mình, chỉ có người cực khổ hơn mình mà thôi. Việc gì phài phá giấc mộng đẹp của người ta? Tôi đành gật đầu:
"Trường cấp 3 quê tôi là vậy đó."
"Bố tớ là giảng viên Khoa Ngữ Văn Anh." Cô ta nói: "Ông không dạy môn đọc hiểu. Khi nào lên năm tư, cậu có thể đăng ký môn :Tiểu thuyết Anh đương đại" của bố tớ. Ông chủ yếu chỉ giảng dạy cho sinh viên sau đại học thôi."
"Vậy hả? Bố cậu là giáo sư?" tôi trợn tròn mắt.
"Giáo sư Phùng chỉ hướng dẫn nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ thôi." Anh sinh viên nói thêm vào.
"Cậu gọi thầy Phùng là được rồi."
Tôi cười nhạt.
"Bố cậu làm nghề gì?" Cô ta đột nhiên hỏi.
"Ba tôi cũng là giáo viên, dạy cấp 3." Tôi nói.
"Đây là Lộ Tiệp."
"chào cậu. Xin hỏi cậu học khóa nào?"
"Khoa Kinh Tế Quốc Tế."
"Câu ấy là thủ khoa của trường tôi." Phùng Tĩnh Nhi nhìn anh ta rất ngọt ngào "Rõ ràng có thể đậu vào Đại học Bắc Kinh, nhưng nhất quyết học Đại học Sư Phạm. Người này, hoàn toàn không xem đại học ra gì mà."
"Khoa Kinh Tế Quốc Tế của Đại học Sư Phạm cũng rất có tiếng mà."
"Lúc lên lớp 12, cậu ấy thi TOEFL được 600 điểm đó."
"À !" Tôi vô thức trả lời.
"Không làm phiền cậu tập thể dục buổi sáng, lên lớp gặp!" Nhìn thấy vẻ mặt kinh ngạc lẫn khâm phục của tôi, Phùng Tĩnh Nhi cười mỹ mãn.
Học kỳ này tôi chọn 5 môn, cơ bản là ngày nào cũng có tiết học. Đặc biệt là thứ ba, buổi sáng một môn, buổi chiều một môn. Tan học đã là 4 giờ. Tôi vội vàng ăn cơm chiều, đến quán cà phê với tốc độ nhanh nhất. Tiểu Đồng nhìn thấy tôi, nói nhỏ:
"Hôm nay đừng chọc Tiểu Diệp, tâm trạng chị ấy không tốt."
"Sao vậy?"
"Trước giờ người trong lòng của chị ấy thường đến quán lúc 5 giờ rưỡi, nhưng hôm nay lại chưa tới."
"Bây giờ còn chưa tới 6 giờ mà."
"Người đó rất đúng giờ. Lần nào cũng đến đúng 5 giờ rưỡi."
Tiểu Đồng nói đúng. Buổi tối đó người thanh niên mặc đồ vest kia không hề xuất hiện. Tiểu Diệp cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, Tiểu Đồng đành kêu chị lau bàn, quét dọn, nấu cà phê; nhưng không dám để chị pha đồ uống, lại càng không dám để chị thu tiền. Tiểu Diệp cũng không ngại gì, cứ lau bàn một cách máy móc, đến mức toàn bộ bàn ghế đều sáng bóng như gương.
Suốt hai tuần kế tiếp, người thanh niên kia cũng không hề xuất hiện. Tiểu Diệp từ hồn vía trên mây, dần dần chuyển sang lo lắng bất an. Chẳng mấy chốc chị trở thành đề tài "tám" buổi tối của Tiểu Đồng.
Dần dần tôi cũng hơi lo lắng, nghi ngờ sự biến mất của người có liên quan đến việc tôi vô ý làm đổ cà phê lên người anh. Có thể vì sự sơ ý của tôi, khiến cho anh ta không thích quán cà phê này nữa. Ở Bắc Kinh có đến hàng trăm, hàng ngàn quán cà phê, chỉ riêng khu này đã có hơn 10 quán. Giá càng mắc thì chất lượng phục vụ càng tốt. Anh ta không nhất thiết ngày nào cũng phải đến quán này.
Cuối tuần thứ hai, Tiểu Diệp bị cảm nên xin nghỉ một ngày. Hôm sau khi nhận ca, nhân viên ca sáng cho Tiểu Diệp, biết họ nhìn thấy người thanh niên mặc đồ vest kia.
Có lẽ là anh ta thay đổi thói quen, buổi tối không tới quán uống cà phê nữa. Vì vậy, Tiểu Diệp liền xin đổi sang ca sáng.
Nhưng ngay buổi tối ngày Tiểu Diệp đổi ca, tôi lại thấy người thanh niên kia. Anh vẫn mặc bộ đồ vest đen, đường cắt may rất tinh xảo, vừa vặn. Anh vẫn dùng cây gậy chống màu đen, trên lưng đeo một chiếc túi da khá cũ.
Sau bảy giờ là thời điểm quán đông khách nhất. Có 7, 8 người đang xếp hàng đợi. Người thanh niên mặc đồ vest không đi tới bàn cạnh cửa sổ như bình thường, mà nghiêm chỉnh đứng vào cuối hàng. Anh biết rõ khi nào được phục vụ đặc biệt, khi nào không.
Trong thời gian tất bật như lúc này, hiển nhiên là anh không muốn làm phiền chúng tôi.
Đứng được vài giây, bỗng nhiên anh ta bước nhanh ra cửa.
Nhìn theo hướng đi của anh, tôi thấy ngoài cửa kiếng có một cụ già quắc thước, gương mặt hồng hào, mặc đồ vest thẳng thớm giống anh, đang đi về phía quán. Anh đi đến cửa vừa đúng lúc, liền mở cửa thay ông.
"Lịch Xuyên!" Cụ già vừa cười, vừa đi vào cửa, bắt tay với anh.
"Bác Cung." Anh lễ phép chào hỏi.
"Lâu rồi không gặp. Bố cậu khỏe không?"
"Khỏe lắm ạ."
"Cậu thì sao?" Ông ta nhìn người thanh niên, vẻ mặt hiền từ.
"Cháu cũng rất khỏe. Có thể mời bác uống một ly cà phê không?"
"Được."
"Bác muốn thêm sữa vào cà phê không?"
"À, không cần. Cà phê đen không đường."
"Mời bác qua bên này. Cháu biết một chỗ cạnh cửa sổ, rất yên tĩnh."
Anh dẫn cụ già đến ebn6 cạnh cửa sổ, đặt túi của mình xuống, rồi trở lại trước quầy đứng xếp hàng.
Thì ra tên anh là "Lịch Xuyên."
Anh xếp hàng khoảng 3 phút, cuối cùng cũng tới trước mặt tôi.
"Xin chào!" Tôi nói. Khuôn mặt của anh lấp lánh như được ánh mặt trời chiếu rọi, giọng nói của tôi bất giác hơi run.
"Could I have one venti ice skinny Latte, whipped cream, with a touch of cinnamon on the top and one venti black coffe, no sugar?"
Tiếng Anh giọng Mỹ nhanh như súng liên thanh. Tôi đứng hình.
Anh ta cười cười, nhìn tôi thoáng vẻ đùa cợt:
"I thought you prefer me to speak English..."
"Đồ điên!" tôi nghĩ thầm trong lòng. Chỉ đổ cà phê lên người anh ta một lần, có cần trả thù lại không?
"Of course." Tôi bình tĩnh nói "Please have a seat. I'll bring the coffee to you."
"No need, take your time. I'll stay here waiting." Anh một mực làm khó, chắc là muốn thấy tôi bẽ mặt.
"Tổng cộng 37 tệ." Cuối cùng, tôi đành chuyển sang nói tiếng Trung.
Anh đưa cho tôi 100 tệ. Tôi thối tiền lại cho anh.
Anh trả lại cho tôi một tờ tiền
"Dư 10 tệ."
"Xin lỗi anh."
Tiểu Đồng đứng bên cạnh hỏi nhỏ:
"Anh ta uống gì?"
Đầu óc tôi trống rỗng, đỏ mặt nói:
"Phức tạp quá, nhất thời không nhớ ra."
"What?!" Tiểu Đồng la nhỏ.
"I am sorry, sir. What's your older? Could you say that again?"
"Sure. One venti ice skinny Latte, whipped cream, with a touch of cinnamon on teh top. One venti black coffee, no sugar."
"Got it, thanks."
Tôi quay đầu nói với Tiểu Đồng:
"Một ly Latte đá cỡ lớn, bên trên bỏ kem đánh và một chút bột quế, thêm một ly cà phê đen cỡ lớn, không đường."
Tiểu Đồng thần tốc pha cà phê. Tôi đặt mấy thứ anh gọi lên khay, một tay anh bưng khay, một tay chống gậy, đi ngay về bàn mình. Tôi cảm thấy anh đi khập khiễng hơn thường ngày, lo anh đi chưa được nửa đường cà phê sẽ đổ ra. Đối với người có tật ở chân mà nói, bưng thức uống là một hành động nguy hiểm. Nhưng cuối cùng anh cũng bưng cà phê về bàn an toàn.
Hai người ngồi bên cửa sổ nhỏ giọng trò chuyện khoảng 30 phút, cụ già đứng dậy chào tạm biệt. Người thanh niên tên "Lịch Xuyên" vẫn tiễn ông ra tận cửa, mở cửa giúp ông, nhìn ông rời đí. Sau đó anh quay về chỗ ngồi của mình, mở máy tính ra, bắt đầu làm việc.
Suốt buổi tối, anh gọi một phần sandwich cá ngừ, một phần salad hoa quả, hai ly Latte. Mãi tới khi tôi tan ca, anh vẫn ngồi một chỗ không nhúc nhích, mắt nhìn màn hình laptop, liên tục gõ chữ, giống như có rất nhiều việc chưa làm xong.
Tôi đột nhiên nhận ra vì sao anh thích chỗ này.
Tất cả các quán Starbucks đều cho lên mạng miễn phí, nhưng lên mạng miễn phí đương nhiên cũng không hấp dẫn gì đối với anh. Chắc là anh sống rất cô đơn, những người như vậy đều thích quán cà phê. Trong quán cà phê luôn có người, tuy rằng không có quan hệ gì với nhau.
Lúc tan ca, tôi thay đồng phục làm việc ra, mặc lại áo thun ngắn tay thường mặc, rời khỏi quán.
Đêm khuya ở Bắc Kinh thời tiết hanh khô, quê tôi thì ẩm ướt quanh năm. Tôi hít sâu một hơi, đi bộ dưới ánh đèn tù mù. Trạm xe buýt cách quán không xa lắm, xe đêm mỗi tiếng có một chuyến. Tôi thường trễ chuyến xe 12 giờ, đành đứng ở chỗ ngả tư đường lạnh lẽo đợi khoảng 50 phút mới tới chuyến tiếp theo. Tôi định mua một chiếc xe đạp, nhưng Tiểu Đồng nhắc nhở, nói đêm hôm khuya khoắt con gái đi xe buýt an toàn hơn xe đạp nhiều.
May là tôi có thể học từ vựng mới trong lúc chờ. Ngoại trừ lúc rửa mặt, đánh răng, đi toilet, tôi tranh thủ học tất cả thời gian có được để học từ mới. Lấy sách từ mới ra, dưới ngọn đèn tù mù, tôi bắt đầu đọc thành tiếng.
Tôi học khoảng chừng nửa tiếng, một chiếc xe bỗng dưng dừng trước mặt tôi. Một người nhô đầu ra, nói "Hi" với tôi.
Là người thanh niên tên "Lịch Xuyên".
"Hi." Tôi ngẩng đầu nhìn anh ta, có chút ngạc nhiên.
"Lên xe đi, tôi chở em về." Anh nói, sau đó mở cửa ra.
Tôi như bị ma xui quỷ khiến leo lên xe. ghế bằng da thật, thoải mái vô cùng.
"Em ở chỗ nào?"
"Ký túc xá Đại học Sư Phạm S."
"Gài dây an toàn đi."
Tôi loay hoay mãi không được, mới hỏi anh:
"Gài như thế nào?"
Anh mở cửa xe, chống gậy nhảy xuống, đi qua phía cửa tôi ngồi, cúi người giúp tôi tìm chỗ gài, "cạch" thế là xong. Sau đó anh quay về chỗ ngồi của mình.
"Cám ơn." Tôi nhỏ giọng nói.
"Không có gì." Anh ta khởi động xe, chạy về phía trước.
Ngồi cạnh trai đẹp, tôi chỉ còn đủ sức để thở. Khoảng 5 phút sau, không ai nói gì.
"Em học khoa Ngữ Văn Anh?" Cuối cùng anh ta cũng bắt chuyện trước.
"Nếu tôi trả lời câu hỏi này của anh, thì anh phải trả lời một câu hỏi của tôi." Tôi nói "Anh thật sự muốn biết câu trả lời chứ?"
Anh ta hơi ngạc nhiên, nhìn tôi, gật đầu.
"Năm thứ nhất khoa Ngữ Văn Anh." Tôi nói "Vậy tới lượt tôi hỏi. Anh tên gì?"
Anh giật mình:
"Hình như tôi đâu có hỏi tuổi của em, sao em muốn biết tên tôi?"
"Để công bằng mà."
"Vương Lịch Xuyên." Anh ta nói "Quê em ở đâu?"
"Tôi là người tỉnh khác. Tôi không thích người Bắc Kinh."
Anh cười.
"Anh thì sao?"
"Tôi không phải người Bắc Kinh."
"Anh nói giọng Bắc Kinh."
"Ông nội, bà nội tôi đều là người Bắc Kinh. Hoặc có thể nói là người Bắc Kinh." Anh hỏi tiếp: "Em không có người thân, bạn bè nào ở Bắc Kinh?"
"Không có. Họ hàng tám đời cũng không có."
"Như vậy, người nhà em yên tâm để em sống xa nhà một mình?"
"Tôi là người trưởng thành. Có thể chọn lựa cuộc sống cho chính mình."
"Ừ, mấy câu này hình như người Mỹ hay nói thì phải."
Tôi cười khoái trá:
"Anh vừa hỏi tôi hai vấn đề, bây giờ tới phiên tôi hỏi anh."
"Vậy à? Tôi hỏi hai vấn đề rồi?"
"Đúng vậy."
"Được rồi."
"Anh có thích Bắc Kinh không?"
"Hơi hơi."
"Vì sao anh đặc biệt thích tới quán cà phê này?"
"Bởi vì..."Anh nghĩ ngợi một chút "Đậu xe dễ dàng."
Tôi nhớ lại chỗ đậu xe cho người tần tật thường để trống kia, liền nhìn qua chân anh. Chân phải của anh ta hoàn toàn không thể cử động, lúc lên xe, anh nâng bên chân không thể cử động lên trên xe trước, sau đó dùng sức nắm tay vịn trên xe, dùng lực của hai cánh tay, đưa cả người lên trên ghế ngồi. Toàn bộ quá trình nhìn hơi mất thời gian, nhưng anh làm xong trong chớp mắt.
"Em còn vấn đề gì muốn hỏi?" Anh ta quay đầu, nhìn tôi bằng ánh mắt là lạ.
Tôi không dám nhìn thẳng mặt anh, chỉ cần liếc sơ cũng làm tôi choáng váng. Anh có khuôn mặt rất cá tính, không chê vào đâu được. Mặc dù chỉ nhìn một bên, cũng rất hoàn mỹ, có thể làm mẫu để khắc lên tiền xu.
"Hết rồi." Tôi giơ hai tay lên.
"Sự hiếu kỳ của em với người lạ chỉ có nhiêu đó thôi sao?"
"Chỉ có như vậy thôi. Rất tiếc." Tôi không thể không nói: "Nãy giờ anh luôn chạy quá tốc độ."
"Em sợ tốc độ cao?"
"Tôi sợ cảnh sát."
"Giờ này không có cảnh sát." Anh thản nhiên nói. Hiển nhiên, anh thường xuyên chạy quá tốc độ."
"Em sợ tốc độ cao?"
"Tôi sợ cảnh sát."
"Giờ này không có cảnh sát." Anh thản nhiên nói. Hiển nhiên, anh thường xuyên chạy quá tốc độ.
Xe chạy không tới 10 phút là tới cổng trường tôi. Ngay cổng lớn có cửa bảo vệ, không cho xe hơi vào.
"Cảm ơn anh, dừng ở đây được rồi." Tôi vội vàng nói.
"Chỗ em ở cách cổng xa không?"
"Không xa, đi một chút là tới rồi." Tôi không muốn làm phiền anh.
Anh ta tìm chỗ đậu xe lại, sau đó xuống xe.
"Nếu em không ngại, tôi có thể đưa em tới cửa ký túc xá được không? Bây giờ quá khuya, cho dù ở trong trường cũng không an toàn."
Nếu là người khác nói câu này, chắc sẽ ra vẻ ân cần quan tâm, nhưng anh lại nói hết sức thản nhiên, dáng vẻ rất ga lăng.
"Không cần, không cần đâu...thật sự không cần!" Từ trước tới nay chưa từng được người khác chăm sóc quá mức, tôi kinh ngạc, liên tục xua tay.
"Em có biết, nếu tôi đưa em tới đây, sau đó bỗng dưng em mất tích, thì theo pháp luật mà nói, tôi chính là nghi phạm số một không?"
Tôi nhìn anh, cười không ra tiếng. Đi vài bước, anh còn nói thêm:
"Có thể tôi sẽ đi hơi chậm, có ngại không? Tôi biết em chạy vài bước là tới nơi. Nhưng con đường phía trước tối đen, hai bên đều là rừng cây. Tôi thà để em dành chút kiên nhẫn đi từ từ với tôi."
Sao người này lúc nào cũng khách sáo như vậy? Tôi lớn tiếng đáp lại:
"Đương nhiên không ngại."
Thật ra anh đi cũng không chậm lắm, nhưng rõ ràng đây không phải tốc độ anh thường đi.
"Anh từng tới trường tôi chưa?" Tôi hỏi.
"Chưa."
"Nhưng mà, chắc chắn anh đã học đại học, đúng không?" Tôi lại hỏi.
"Tại sao? Không lẽ nhìn tôi giống dân trí thức à?"
"Ừm..cũng không phải. Tiếng Anh của anh rất hay."
"Tôi học ở nước ngoài."
"À. Vậy tại sao anh lại quay về? Theo tôi biết, trong nước có rất nhiều người chỉ sợ không được đi nước ngoài."
"Có lẽ tôi thuộc số ít cá biệt."
Tôi muốn hỏi anh nhiều điều, nhưng mấy vấn đề này không thích hợp hỏi người mới quan biết lần đầu. Nếu tôi đành phải kiềm chế sự tò mò của mình. Tôi hy vọng con đường này mãi mãi không kết thúc, tiếc rằng, cuối cùng cũng tới kí túc xá.
"Cảm ơn anh đã đưa tôi về." Tôi chân thành nói lời cảm ơn.
"Ngủ ngon" Anh thản nhiên nói.
Anh nhìn tôi đi vào cửa ký túc xá, sau đó xoay người rời đi. Tôi biết anh phải đi một mình hơn nửa tiếng mới ra tới cổng. Đột nhiên lòng tôi dâng lên nỗi xúc động muốn tiễn anh về. Nhưng tôi kiềm chế được.
- - - Chữ ký - - -
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 4
TÔI TƯỞNG HÔM SAU SẼ CÒN GẶP LẠI LỊCH XUYÊN, nhưng anh không xuất hiện. Tôi không mong chờ gì nơi anh, càng không có chút mộng mơ vẩn vơ nào. Theo tôi thấy, lòng tốt của anh là do anh có nền tảng giáo dục tốt, và đó cũng là thái độ làm người của anh. Không chỉ riêng tôi mới được đối tốt như vậy. Từ lần đầu tiên tôi gặp anh, án tượng sâu đậm nhất của tôi về anh chính là lịch sự, nho nhã. Tuy nhiên, khi nào gặp lại anh, tôi nhất định sẽ mời anh uống cà phê để tỏ lòng biết ơn.
Một tháng dần trôi, nhân viên ca tối không gặp Lịch Xuyên lần nào nữa. Nhưng nghe nói anh có đến lúc quán phục vụ ăn sáng. Tôi không làm ca sáng nên cũng không biết có đúng không. Tuy Tiểu Diệp làm ca sáng nhưng không may mắn, không được gặp anh lần nào. Cho dù là khách quen thế nào đi nữa, nếu ít đến quán cũng sẽ bị người ta quên lãng. Huống chi khu phố này là phố tài chính, trai tài gái sắc cũng không hiếm thấy, hầu như đầy đường. Dần dần, đề tài nói chuyện của Tiểu Đồng chuyển sang một người đàn ông trung niên hói đầu đi xe thể thao Porsche. Mà, bãi đậu xe cạnh quán ngày càng chật, nên ông chủ cắt giảm vị trí đậu xe cho người tàn tật từ hai xuống còn một. Hơn nữa, nhiều khả năng sẽ cắt giảm hết. Vì chuyện này mà Tiểu Diệp ra sức đấu tranh, nói chỗ đậu xe cho người khuyết tật thể hiện trình độ văn hóa và tính nhân văn của người quản lý Starbucks, đồng thời cũng là một phong cách riêng của quán. Qua chuyện này, đủ để chứng minh Tiểu Diệp không hiểu chút gì về bản chất thương nhân của ông chủ. Cũng may là Tiểu Đồng kịp thời ứng biến, cứu Tiểu Diệp một bàn thua trông thấy. Tiểu Đồng nói, thật ra có thể nhập chỗ đậu xe cho người cao tuổi và người tàn tật lại thành một. Vì có khá nhiều người cao tuổi tự lái xe đến quán uống cà phê. Một chỗ đậu xe, người cao tuổi và người tàn tật có thể dùng chung, mâu thuẫn đã được giải quyết.
Tiểu Diệp biết, nếu không còn chỗ đậu xe cho người tàn tật, chàng trai tên Lịch Xuyên chắc chắn sẽ không đến quán nữa. Lần nào anh cũng lái xe đến, chứng tỏ nơi anh làm việc cách quán rất xa. Chân anh lại có tật, tuyệt đối sẽ không vì một ly cà phê mà đi đến quán cho cực khổ. Huống hồ, các quán Starbucks đầy rẫy trên đường phố Bắc Kinh. Tối hôm đó, Tiểu Diệp mời Tiểu Đồng ăn cơm. Hôm sau, Tiểu Đồng kể tôi nghe, Tiểu Diệp say rượu, vừa uống rượu vừa khóc. Tiểu Diệp vừa thở dài vừa rút kinh nghiệm cho tôi, nói Tiểu Diệp đã rơi vào lưới tình không cách nào thoát ra được, thương thầm người ta hơn nửa năm, đến mức ngây dại, nhưng từ đầu đến cuối tên người ta là gì cũng chưa biết.
Tôi vốn định kể cho Tiểu Diệp nghe chuyện tối hôm Lịch Xuyên đưa tôi về. Hoặc ít nhất cũng nói cho chị ta biết tên anh tên là Vương Lịch Xuyên. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi quyết định không nói. Tuy tôi đồng cảm với Tiểu Diệp, nhưng chị ta không phải là bạn tôi. Rất ít khi Tiểu Diệp chủ động bắt chuyện với tôi. Có một lần tôi thu thiếu tiền, đang lúc chị ta buồn bực, nên lớn tiếng trách mắng, làm tôi rất buồn. Thật ra, người ở quán ai mà không biết, Tiểu Diệp thường xuyên mắc lỗi khi thu tiền nên mọi người sợ quá không dám cho chị ta đụng vào máy thu ngân. Tại sao tôi chỉ mới sai sót một lần mà không chịu bỏ qua? Ngày hôm sau, tự chị ta biết mình quá đáng, nên mời tôi uống cà phê. Nói chung, Tiểu Diệp là người dễ bị cảm xúc ảnh hưởng. Mà tôi, do mẹ mất sớm, nên rất lí trí, tính giống con trai từ nhỏ, rất ít khi xúc động.
Cũng trong sáng đó, tôi phải trải qua ba lần thi trắc nghiệm đầu tiên kể từ khi khai giảng. Dù tôi đã cố gắng hết sức để học từ mới, nhưng thời gian học hành của tôi ít hơn nhiều so với đám nữ sinh củng phòng. Điểm trung bình của tôi chỉ được 65 điểm. Môn nghe đạt điểm trung bình, nhưng môn đọc hiểu bị rớt. Trong cuộc đời học sinh, tôi chưa từng bị điểm thấp đến mức đó. Tôi cảm thấy xấu hổ và nhục nhã vô cùng. Một khoảng thời gian dài sau đó, tôi buồn đến cực điểm, đến mức không muốn gặp mặt bạn cùng phòng. Vì ai cũng cao điểm hơn tôi, lại tỏ thái độ không màng gì đến thành tích. Chỉ có sinh viên từ "vùng sâu vùng xa" như tôi mới tính toán chi li về điểm số.
Không ai trong nhóm đó tự học, ngược lại ngày nào cũng đi nhảy nhót, xem phim, đi mua sắm. Trong đó Phùng Tĩnh Nhi là người thoải mái nhất. Cô ta dùng toàn bộ thời gain để hẹn hò yêu đương, hơn nữa còn trốn học thường xuyên. Nhưng cô ta lại là người cao điểm nhất khoa. Phùng Tĩnh Nhi nói, nếu tiếp tục giữ được hạng này, đến cuối năm cô ta sẽ nhận được bốn học bổng, trong đó có giá trị nhất chính là thành tích học tập xuất sắc nhất. Do tính cạnh tranh quá kịch liệt, mọi loại học bổng đều căn cứ vào điểm số quyết định. Tôi cần tiền biết bao nhiêu, nhưng không có chút duyên gì với học bổng.
Tôi không phải sinh viên tốt, nhưng, tôi là con gái ngoan. Cuối cùng tôi cũng kiếm đủ tiền gởi về nhà, còn đủ tiền đóng học phí cho em trai. Số tiền còn lại, trừ phần sinh hoạt phí ra, tôi còn mua được một máy walkman và một cây son môi. Ông chủ quán Starbucks bắt nhân viên nữ phải trang điểm, nên tôi vẫn dùng cây son mượn của chị Lâm Thanh. Khi tôi trả lại cho Lâm Thanh, chị nói chị tặng cho tôi. Chị còn ngại ngừng nói thêm, thật ra cây son đã hết hạn sử dụng. "Mỹ phẩm đều có hạn sử dụng, em phải dùng hết trước thời hạn đó." Lâm Thanh còn khueyn6 tôi đừng mua mỹ phẩm kém chất lượng, tệ nhất cũng phải mua Olay. Cây son tôi mua giá 10 tệ, tôi thấy rất mắc, nhưng Lâm Thanh chỉ cười nhạt. Tuy nhiên, chị nói thêm, màu sắc cũng đươc, hợp với màu da của tôi, đủ thấy tôi cũng có chút khiếu thẩm mĩ. Tôi nói, ba tôi có dạy sơ cho tôi vẽ tranh màu nước. Chị ấy nhìn tôi cười, không tin. Tôi đành nói với chị ba tôi là người Thượng Hải, được phân công tới thị trấn nhỏ quê tôi dạy học, sau đó không quay về thành phố nữa.
"Vậy em còn họ hàng ở Thượng Hải à?"
"Ông nội em vẫn ở Thượng Hải."
"Em có thân với ông nội không?"
"Ba em vì muốn cưới mẹ nên cãi với ông nội một trận, sau đó không về nhà nữa. Cũng không có liên lạc gì."
"Ông nội em làm nghề gì?"
"Em không biết."
Tối hôm thi xong bài trắc nghiệm thứ 3, đến lượt tôi nghỉ phép, không đi làm. Bỗng nhiên có một đám con trai từ đâu đến thăm phòng ký túc xá. Tôi chỉ biết một người trong đó, là Lộ Tiệp là "phòng kết nghĩa" với phòng tôi.. Vì tôi ít khi ở ký túc xá buổi tối nên đã bỏ lỡ nhiều hoạt động giữa hai phòng kết nghĩa. Nghe Ninh An An nói, chương trình giao luu chủ yếu giữa hai phòng kết nghĩa là con trai mời con gái đi xem phim, hoặc con gái dạy con trai khiêu vũ. Sau đó đương nhiên là tìm kiếm cơ hội để phát triển tình "hữu nghị". Qua vài lần giao lưu, có một nam sinh Khoa Toán Tin - biệt danh "Tiểu Cao" - đã chiếm được trái tim của giai nhân Ngụy Hải Hà. Đương nhiên, số người theo đuổi Tiêu Nhụy là nhiều nhất, nhưng không phải là sinh viên của phòng kết nghĩa. Do đó, Tiêu Nhụy đỡ cực hơn nhiều. Đơn cử như mỗi ngày tôi phải đến phòng đun nước cạnh căn tin hai lần, để lấy nước nóng dùng tắm gội mỗi sáng và tối. Nhưng Tiêu Nhụy lại không cần đi lấy nước nóng, ngày nào cũng có người lấy giúp, đem đến tận phòng. Ngoài ra, trong túi Tiêu Nhụy lúc nào cũng có chocolate, cũng là của người khác tặng.
Tối hôm đó, lần đầu tiên tôi đi đến phòng khiêu vũ cho sinh viên ở khu phía đông. Sàn nhảy lớn ngang với hội trường, trên trần gắn đèn màu lấp lánh, có dàn nhạc, có ca sĩ, có lúc hát nhạc trữ tình, có lúc hát nhạc rock sôi động. Âm nhạc vang lên, mọi người kéo nhau ra nhảy, tay nắm tay, nhảy loi choi như khỉ. Nam sinh viên dạy tôi nhảy tên là Tu Nhạc, là sinh viên năm thứ 3 khoa Triết Học. Anh ta nói, ngành của anh phải có bằng tiến sĩ mới tìm được việc tốt nên mục tiêu của anh ta là học tiến sĩ.
Nếu xem khiêu vũ như môt môn thể thao thì tôi cảm thấy tôi cũng có năng khiếu trời cho. Tôi thích bơi lội, cũng thích bóng chuyền, đã từng học Thái Cực Quyền. Cho nên trong vòng một buổi tối, tôi đã học xong những bước nhảy cơ bản. Tu Nhạc hỏi tôi có muốn cùng anh ta học thâm buổi tối không, vì anh ta cứ nghe tôi than vãn chuyện thành tích học tập kém.
"Chơi ra chơi, học ra học. Em không thể vừa chơi vừa học được, nếu không, chơi không vui, mà học cũng không tốt." Anh ta khuyên một cách nghiêm túc.
Tu Nhạc có quyền nói những lời đó, bởi vì anh ta nằm trong Ban Cán Bộ Học Tập của khoa Triết Học, đã có giáo sư để ý đến anh ta, chắc chắn sẽ được tuyển thẳng lên nghiên cứu sinh.
"Ừm."
"Nghe nói em thường xuyên đi làm thêm? Chỉ cần kiếm đủ tiền tiêu là được rồi, đừng nên vì tiền mà hy sinh việc học." Anh ta nói tiếp.
"Ừm."
"Mặc dù anh không học khoa Ngoại Ngữ nhưng trình độ ngoại ngữ của anh đã đạt tới cấp 8, là trình độ cao cấp. Nhưng anh phát âm không chuẩn, đặc biệt là âm uốn lưỡi."
"Thật không?" Tôi nói.
"Thật. Sáng nào anh cũng đặt một viên đá cuội dưới lưỡi để tập uốn lưỡi." Vẻ mặt anh ta đầy quyết tâm "Đúng rồi, em có tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh tối thứ sáu hàng tuần không?"
"Không có. Tổ chức ở đâu?"
"Vườn hoa khu phía Tây." Anh tỏ vẻ ngạc nhiên, người học ngoại ngữ sao có thể không đi tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh.
"Thứ sáu tuần này em rảnh không? Tụi mình có thể đi chung. Luyện tiếng Anh xong thì có thể đi xem phim chung với nhóm Lộ Tiệp. Vé suất tối có thể xem suốt đêm."
"Ừm...tuần sau phải thi giữa kỳ, e phải học bài, lần sau đi."
"Đừng cắm đầu cắm cổ học, phải biết thư giãn nữa. Đặc biệt là lúc sắp thi, phải thư giãn."
"Em phải đi làm."
"Vậy lần sau đi." Anh ta mỉm cười, không nài ép nữa.
Khiêu vũ xong, mọi người đi đến phòng chiếu video xem phim, ăn hết một đống hạt dưa, uống hết một bình nước ngọt, chơi đùa tới 1 giờ sáng, chương trình giao lưu kết nghĩa mới chấm dứt. Tôi vẫn suy nghĩ về thành tích của mình trong lòng nặng trĩu. Từ đó về sau, sáng nào tôi cũng dậy đúng 5 giờ rưỡi để học từ mới. Trừ lúc đi học, đi làm, toàn bộ thời gian còn lại tôi chỉ biết học và học. Nhờ ánh đèn đường của đêm cuối thu, tôi thấy sương khuya phủ trắng thảm cỏ. Nhân viên trong quán làm việc 4 tiếng liên tục thì được nghỉ "coffee break" 10 phút. Đêm trước ngày thi, tôi mua một ly cà phê nhỏ, ngồi trong góc vắng, cách khung cửa sổ, nghe gió thu rì rào quét qua con đường dài hun hút. Đèn đường rọi xuống bóng vài người đi đường lê bước chầm chậm qua ngã tư. Tôi đang nhấm nháp cà phê, đột nhiên, có người đi về phía tôi. Tôi lại nhìn thấy Lịch Xuyên. Lần này anh mặc quần áo thường ngày, áo khoác màu cà phê, áo len cao cổ một màu đen tuyền, quần jean bạc thếch. Làn da anh trắng quá, khuôn mặt góc cạnh rõ ràng. Để giữ hô hấp và nhịp tim bình thường, tôi không dám nhìn khuôn mặt anh lâu. Hình như anh mới tắm xong, trên người anh toát ra mùi hơi nước nhàn nhạt. Mái tóc vừa ướt vừa cứng, có thể kéo anh đi đóng quảng cáo keo xịt tóc nam ngay lập tức. Đột nhiên, tôi nhớ tới một từ mới học sáng nay: "dashing", không biết tại sao mọi người ở đây đều gọi anh là "chàng trai mặc vest". Người mặc vest thì thiếu gì. Tôi thấy có một từ hợp hơn là "đàn ông thời thượng". Gọi anh là đàn ông, vì so sánh với đám thanh niên chạy theo thời trang hiện nay, anh có thêm phong độ của dân trí thức.
"Hi." Anh hỏi "How are you?"
"I am fine."
"Do you mind me sitting hrere?" Anh chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi.
"No, no. Please sit, I'll bring coffee to you. What would you like for today?"
Không đợi anh trả lời, tôi nhanh chóng nói thêm một câu:
"Lần này tôi mời nha, cám ơn tối hôm đó anh đưa tôi về."
Tôi nhanh chóng chuyển sang nói tiếng Trung, vì trình độ khẩu ngữ của tôi chỉ giới hạn ở những mẫu đối thoại thường dùng trong quán cà phê. Vượt quá phạm vi này chắc tôi sẽ để lộ cái dốt của mình.
"À...đừng khách sáo. Em ngồi đi, để tôi tự đi lấy. Em muốn uống gì không?" Anh vừa bỏ túi đựng laptop lên ghế vừa hỏi.
"Không cần đâu. Tôi đang nghĩ coffee break, phải làm tiếp ngay thôi."
Anh ta đi thẳng đến quầy mua cà phê. Sau đó, tôi thấy anh ta trả tiền, lại đi thẳng về bàn.
"Cà phê của anh đâu?" Tôi hỏi.
"Đồng nghiệp của em nhất quyết đòi bưng đến bàn giúp tôi." Vẻ mặt anh ta vẫn bình thường nhưng giọng nói hơi ngượng, có lẽ do Tiểu Diệp ân cần quá mức, làm anh không vui.
Tiểu Diệp bưng cà phê đi đến trước mặt chúng tôi, âm thầm tỏ thái độ khó chịu với tôi, tôi biết điều nên mở lời:
"Anh xem, thời gian nghỉ ngơi của tôi hết rồi. Đây là Tiểu Diệp - Diệp Tịnh Văn - là sinh viên Khoa Ngữ Văn Trung trường Đại học M. Chị ấy không chỉ thuộc "Trường Hận Ca" mà còn giỏi mà còn giỏi ngoại ngữ, thi GRE được 2200 điểm đó."
Anh mỉm cười, nói:
"Quán này đúng là nhiều nhân tài. Cô Diệp, lần nào cũng phiền cô bưng cà phê cho tôi, thật ngại quá."
Tôi thở dài nhẹ nhõm. Hiển nhiên anh không phải là loại người vô tâm, anh biết Tiểu Diệp. Tôi đứng dậy, vội vàng qua máy thu ngân làm thay Tiểu Diệp. Tôi thấy Tiểu Diệp ngồi xuống nói chuyện với anh. Tiểu Diệp mỉm cười vài lần, nụ cười như thiên thần, vô cùng rực rỡ. Tôi cũng cảm thấy mừng cho chị ta. Tiểu Diệp nói chuyện khoảng nửa tieng61roi62 quay lại quầy, gương mặt vẫn ửng hồng. Tiểu Đồng trêu:
"Cuối cùng cũng biết tên anh ta rồi hả? Kể nghe đi, anh ta là con trai của đại gia nào? Còn trẻ sao giàu quá vậy?"
Tiểu Diệp nói:
"Chị không biết. Chị không hỏi."
"Cà họ của anh ta cũng không biết?"
"Chị có hỏi, anh ấy nói họ Vương. Chỉ có nhiêu đó thôi."
"Anh ta làm nghề gì?"
"Không biết. Gặp gỡ tình cờ, hỏi nhiều quá làm gì?"
Tiểu Đồng còn muốn hỏi kĩ hơn, Tiểu Diệp đột nhiên hỏi tôi:
"Tiểu Thu, em quen anh ấy à?"
"Không quen."
"Đừng nói dối. Anh ấy chủ động bắt chuyện với em, chắc chắn là quen biết em."
"...Đương nhiên anh ta biết em, em từng làm đổ cà phê lên người anh ta mà."
"Em biết anh ấy tên gì không?"
"Không..không biết."
Nếu anh đã không muốn nói, thì sao tôi phải nói giùm anh. Tiểu Diệp nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ, rõ ràng là không tin lời tôi nói. Sau đó chị ta quay lưng đi, suy nghĩ một chút, bỗng nhiên xoay người lại, lạnh lùng nói:
"Đừng nói em có ý gì với anh ấy nha?"
"Có ý gì?" Tôi bình tĩnh đáp.
"Tôi cứ tưởng gái quê rất hiền, xem ra không phải vậy. Cô rất biết dụ dỗ đàn ông đó."
Giọng của chị rất trầm, rất ngọt, nghiến răng nghiến lợi chui vào tai tôi. Sau đó, chị ta đột nhiên bật cười, ngẩng đầu lên. Tôi thấy Lịch Xuyên đang đi về phía quầy, đến trước mặt tôi.
"Hi." Tiểu Diệp nói.
"Hi."
Anh nghi hoặc nhìn chúng tôi. Tôi và Tiểu Diệp cùng đứng trước máy thu ngân, anh không biết nên nói chuyên với ai.
"Anh Vương, anh muốn gọi thêm cà phê?" Tiểu Diệp ngọt ngào hỏi.
"Vâng. Đừng thêm đường, được chứ?" Anh trả lời.
Tôi đột nhiên hỏi:
"Anh Vương, tối nay anh rảnh không?"
Anh nhìn tôi, một lát sau mới gật đầu.
"Tôi có thể mời anh xem phim không?" Tôi nói tiếp.
Anh hơi sửng sốt:
"Xem phim? Mấy giờ?"
"12 giờ."
"Được." Không ngờ anh đồng ý không chút do dự.
Hết chương 4
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 5
BỞI VÌ LỊCH XUYÊN HỨA ĐI XEM PHIM CÙNG TÔI nên Tiểu Diệp không thèm nhìn mặt tôi suốt cả buổi tối. Tiểu Đồng cũng hạn chế nói chuyện với tôi, tránh hôm sau bị Tiểu Diệp giận lây. Không khí ngột ngạt kéo dài cho đến khi Tiểu Diệp tan ca. Tiểu Diệp tan ca trước tôi một tiếng. Tiểu Đồng lại gần, nói nhỏ với tôi:
"Anh được Tiểu Diệp hướng dẫn. Chị ấy đã ở đây hai năm, em vào đây hai tháng, tự suy nghĩ đi, lỡ có chuyện gì, anh sẽ đứng bên nào."
"Chẳng qua chỉ mời người ta xem phim, xảy ra chuyện gì chứ?"
Tiểu Đồng lắc đầu:
"Con bé nhà quê này, em còn ghê gớm hơn dân thành phố nữa. Em làm vậy là tuyên chiến với Tiểu Diệp. Em còn muốn làm việc ở đây nữa không hả?"
"Có nghiêm trọng dữ vậy không? Quán cà phê này cũng đâu phải của chị ấy đâu?" Tôi cười mỉa.
Tiểu Đồng nói:
"Trước đây chị ấy đã khiến ba người bị đuổi. Có một cô bé mới làm có ba ngày thì bị chị ấy đâm chọt sau lưng. Con trai của ông chủ học đại học ở Nam Kinh, là sinh viên trong khoa bố chị ấy giảng dạy, bố chị ấy là trưởng khoa. Giờ em hiểu chưa?"
Tôi không nói gì. Bởi vì tôi không biết phải làm sao. Muốn tôi lấy lòng chị ta, đừng hòng. Tiểu Đồng nói tiếp:
"Thật ra chuyện này rất dễ giải quyết, tối nay em cứ ở lại tăng ca, đừng đi xem phim. Ngày mai mời Tiểu Diệp uống cà phê, xin lỗi một tiếng, hứa không phá chuyện của chị ấy. Thái độ thành khẩn nhận lỗi, chắc chắn Tiểu Diệp cũng không gây sự với em nữa đâu."
Tôi cười nhạt. Tiểu Đồng nói, tôi không giống người Vân Nam tí nào. Tính tôi còn nóng hơn cả người Bắc Kinh. Tôi cười nhạt lần nữa. Tôi đúng là dân quê nhưng chẳng lẽ dân quê không được quyền tức giận? Tôi không thích người khác động một chút là đem quê quán của tôi ra so sánh. Dân số Vân Nam hơn mấy triệu người, chẳng lẽ tính ai cũng giống nhau? Mãi đến 12 giờ, Lịch Xuyên vẫn ngồi yên bên cửa sổ máy. Tiểu Đồng có bưng cà phê cho anh một lần, anh chỉ vội vàng nói cảm ơn rồi lại cúi xuống chăm chú vào màn hình máy tính. Tiểu Đồng quay lại nói với tôi:
"Anh ấy đang trả lời email. Hình như có rất nhiều email phải trả lời."
Tôi hỏi:
"Email tiếng Trung à?"
"Tiếng Pháp. Có một lần Tiểu Diệp thấy anh ta nói chuyện với một ông Tây bằng tiếng Đức, vô cùng lưu loát."
"Ngoại ngữ thứ hai của anh là gì?" Tôi buột miệng hỏi.
"Tiếng Nhật."
"Vậy sao anh biết anh ấy viết tiếng Pháp?"
"Chưa ăn thịt heo nhưng cũng từng thấy heo chạy chứ. Tiếng Pháp khác tiếng Anh chỗ nào anh biết mà." Tiểu Đồng làm bộ khiêm tốn cúi đầu.
"Tiểu Diệp cũng đâu có học tiếng Đức, làm sao biết là anh áy nói tiếng Đức?"
"Tiếng Đức có âm rung, lúc phát âm, cả amiđan đều rung."
Tôi nhìn bóng dáng của Lịch Xuyên mơ màng.
"Tiếc là chân bị tật" - Tiểu Đồng ngập ngừng - "Nếu không thì thập toàn thập mĩ."
Tôi liếc Tiểu Đồng, cười: "Anh cũng quan tâm anh ấy quá hả? Anh là gay đúng không?"
Tiểu Đồng giật mình như đột nhiên ngộ ra:
"Không chừng anh ta là gay. Quán Sói Hoan cách đây một con đường, em có nghe nói chưa?"
"Sói Hoan gì hả?"
"Là quán bar dành cho dân gay lớn nhất khu này. Trong toilet cũng có bảo vệ, vì sợ người ta làm bậy."
"Có nghe nói."
Tôi chưa từng nghe nhưng cũng không muốn người ta nghĩ mình quê mùa. Lịch Xuyên đến lúc 9 giờ, đã ở quán 3 tiếng đồng hồ. Bình thường anh ít khi ở lại lâu như vậy, rõ ràng là đang đợi tôi. Đúng 12 giờ, tôi thay đồng phục ra, mặc một chiếc áo len dài tay màu xám. Nếu biết Lịch Xuyên sẽ đến thì tôi không mặc cái áo này. Lúc nó còn mới coi cũng được, giặt một lần thì bị giãn, biến thành áo gió, giống như áo bày bán trên vỉa hè. Tôi đeo túi xách đi đến trước mặt anh, anh đã đứng chờ sẵn, đang thu dọn đồ đạc trên bàn. Tôi thấy ngoài máy tính ra, trên bàn còn có một quyển sổ, nhìn hơi cũ, hình như đã dùng rất lâu. Trên trang đang mở có một bản phác thảo, nguệch ngoạc nhìn không ra hình thù gì. Lúc chúng tôi cùng ra cửa, gió đêm rất lạnh. Tôi nhảy mũi. Anh dừng lại, hỏi:
"Em lạnh không?"
"Viêm mũi dị ứng thôi."
"Vậy là lạnh rồi." Anh liền cởi áo khoác ra đưa cho tôi.
Áo khoác rất ấm, thoảng mùi hương của anh. Tim tôi loạn nhịp, cúi đầu, mù quáng đi theo anh đến bãi xe. Đến trước xe, tôi đột nhiên mất hết dũng khí. Ngừng bước chân, tôi nói với anh:
"Xin lỗi anh, lúc nãy bận quá nên đầu óc thiếu tỉnh táo, quên hỏi anh có rảnh không, khuya rồi mà đi xem phim có phiền không."
"Tôi rảnh" Anh nói, "Không phiền."
Tôi lại giải thích:
"Ngày mai thi giữa kì, tôi muốn thư giãn."
"Cách thư giãn tốt nhất là ngủ."
"Tôi lo quá không ngủ đươc."
"Thi giữa kì thôi, có gì mà lo."
"Tôi mong điểm trung bình được 95 điểm."
"95? Cao dữ vậy?" Anh nhìn tôi, nụ cười thoảng qua, vẻ như rất hừng thú
"Mấy lần thi trước tôi chỉ có 60 điểm. Nếu điểm thi cuối kỳ cao, mới kéo điểm trung bình lên được."
"Vậy em nhắm thi đạt 95 không?" Anh hỏi.
"Tôi sẽ cố gắng hết sức." Tôi nắm chặt hai tay, làm tư thế sẵn sàng nghênh chiến.
"Thật ra, muốn đạt điểm cao có rất nhiều ách." Anh mở cửa xe cho tôi.
"Vậy sao?"
Tôi ngồi nhanh vào xe, anh cúi người xuống, gài dây an toàn cho tôi.
"Ví dụ như, ngồi kế bạn nào học giỏi, lâu lâu nhìn bài bạn đó một lần."
"..."
"Ví dụ, chép từ khó vào tay áo."
"..."
"Ví dụ, giấu tập vở trong toilet, rồi giả bộ đi toilet."
Anh nghiêm túc giới thiệu vài chiêu.
"Hiểu rồi, anh nhờ vậy mới tốt nghiệp chứ gì."
"Có thể coi là vậy." Mặt anh không đổi sắc, không hề mắc cỡ.
"Người gian lận chẳng qua là để đủ điểm đậu. Mục tiêu của tôi không chỉ là thi đậu nên không th6e3 chép bài của người khác."
Tôi nghiêm túc sửa lời anh:
"Cho nên, cả hai tuần nay tôi học rất chăm chỉ, mỗi ngày chỉ ngủ ba tiếng. Hôm nay là quá giới hạn rồi. Nếu không đi xem phim, chắc tôi sẽ chết mất."
"Tinh thần học tập đáng khen, trẻ con chăm học thì cần được thưởng khuyến kích." Anh nhanh chóng lên xe.
"Rạp nào? Em chỉ đường đi."
"Rạp Bình An, gần trường tôi."
"Đường nào?"
Tôi suy nghĩ...
"Không..biết. Bạn cùng phòng của tôi thường đến đó coi phim. Giảm 20% cho sinh viên. Tuần này chiếu phim Oscar kinh điển."
Anh thở dài, hỏi:
"Em ở Bắc Kinh lâu vậy mà chưa từng đi coi phim hả?"
"Tôi có coi video. Xung quanh trường có nhiều quán chiếu video, rẻ lắm."
Anh lại cho xe tăng tốc.
"Phiền anh chạy chậm chút được không? Chạy như vậy sẽ có chuyện đó." Tôi kêu lên.
"Vậy mà kêu nhanh?" Anh không để ý đến tôi "Em thắt dây an toàn rồi mà?"
"Tim tôi không chịu nổi."
"Em bị bệnh tim?" Anh giảm tốc độ.
"Không có. Tôi sợ, được chưa?"
"Tối nay chiếu phim gì?" Anh lại tăng tốc, cố tình chuyển đề tài để tôi không chú ý.
"Anh thích coi phim gì?"
"Horror movie." ("Phim kinh dị")
"Vậy anh gặp may rồi, tối nay chiếu "The Silence of the Lambs" ("Sự im lặng của bầy cừu"), lời thoại tiếng Anh, phụ đề tiếng Trung...Lịch Xuyên, vui lòng chạy chậm lại!"
Không hiểu sao tôi lại buột miệng gọi thẳng tên anh, giống như tôi quen gọi tên anh suốt mười mấy năm vậy.
"Để xem hết bộ phim này, trái tim em cần được hâm nóng một chút."
Tôi bực mình, không nói nữa, vì trong chóp mắt đã tới trường. Anh chạy một vòng quanh trường, rất nhanh đã tới rạp. Chúng tôi cùng xuống xe, vào cửa, tôi ói:
"Anh đợi ở đây, tôi đi mua vé, nước ngọt với bắp rang và cánh gà nướng."
"Bây giờ hết giờ làm rồi, không cần làm waitress (nhân viên phục vụ) đâu. Em ở đây chờ tôi, tôi đi mua vé. Em uống gì?"
"Coca."
Tôi dựa cột, nhìn anh mua vé xong, lại đi mua bắp rang, bèn chạy theo anh. Mọi hành động của anh phải nhờ vào cây gậy chống, chỉ có một tay để cầm đồ. Trong rạp khá vắng, chỉ có khoảng 10 người ngồi. Chúng tôi muốn ngồi hàng ghế sau cùng. Bậc thang khá thấp, anh lại đi rất chậm. Chân trái bước lên trước, sau đó đẩy chân phải bất động lên bậc thang, đứng vững rồi mới leo bậc kế tiếp. Tôi hối hận lúc nãy đòi ngồi hàng cuối bây giờ đổi hàng khác, lại sợ anh buồn. Đành phải theo sau anh, từ từ đi. Cuối cùng cũng đến hàng cuối ngồi xuống, phim đã bắt đầu chiếu. Tôi bắt đầu ăn cánh gà. Mục đích tôi muốn ngồi hàng cuối, chính là không muốn người khác nghe tiếng tôi nhai nhóp nhép. Anh uống một ngụm nước suối, đoạn hỏi:
"Em chưa ăn tối sao?"
"Chưa. Lúc đi làm lo đón xe buýt nên quên mất."
"Trong quán có bán đồ ăn mà? Em cũng được nghỉ coffee break còn gì?"
"Mắc như vậy, sao ăn nổi?" Tôi nhanh chóng gặm hết một cái cánh gà, lại cắn cái tiếp theo "Cánh gà ngon lắm, anh ăn một cái đi?"
"Cám ơn. Tôi không ăn."
"Vậy anh ăn bắp rang đi!"
"Tôi cũng không ăn" Anh nói nhẹ nhàng "Cho em hết đó."
"Gì kỳ vậy? Coi phim kinh dị mà không ăn gì hết."
Tôi nhai nhóp nhép. Một lát sau, tôi thì thầm:
"Chú ý nghe, tôi thích nhất là đoạn tiếp theo."
Là cảnh Hannibal trao đổi với Clarice:
"First principles, Clarice. Simplicity. Read Marcus Aurelius. Of each particular thing ask: what is it in itself? What is its nature? What does he do, this man you seek? ("Nguyên tác đầu tiên, Clarice. Sự đơn giản. Đọc sách của Marcus Aurelius đi. Đứng trước mọi sự vật, hãy hỏi: Bên trong của nó là gì? Bản chất của nó là gì? Cái người mà cô đang tìm kiếm đó, hắn làm gì?")
...No. We begin by coveting what we see every day. Don't you feel eyes moving over your body, Clarice? And don't your eyes seek out the things you want?" ("Không phải. Chúng ta bắt đầu từ sự thèm khát những thứ mình thấy hàng ngày. Cô không thấy những ánh mắt ướt trên người cô sao, Clarice? Cô cũng không dõi mắt tìm kiếm những thứ cô muốn sao?")
Tôi bắt chước khẩu hình của nhân vật trong phim, không sai một chữ.
Anh quay sang, nói:
"Thì ra em luyện khẩu ngữ bằng cách này."
Vài phút sau, nhân vật trong phim lại nói tiếp:
"..Terns? Mmh. If I help you, Clarice, it will be "turns" with us too. Quid pro quo. I tell you thing, you tell me things. Not about this case, though. About yourself. Quid pro quo. Yes or no?" ("...Én biển? Uh. Nếu tôi giúp cô, Clarice, thì phải có sự trao đổi giữa hai chúng ta. Một đổi một. Tôi nói cô biết một chuyện, cô kể tôi nghe một chuyện. Không liên quan đến vụ án. Liên quan đến cô thôi. Một đổi một. Đồng ý không?")
Lịch Xuyên lại quay qua.
"Sao vậy?"
"Em có phát hiện đoạn thoại này lặp vần không?"
"Chỗ nào?"
"Quid pro quo, yes or no?"
Tôi nhớ lại lần đầu anh đưa tôi về:
"Nếu tôi trả lời câu hỏi của anh thì anh phải trả lời một câu hỏi của tôi." Quid pro quo?
Thời gian còn lại hầu như tôi đều dùng tay che mắt. Tôi đã coi phim này mười mấy lần, thuộc cả lời thoại, nhưng chưa lần nào mở mắt coi hết từ đầu đến cuối. Tôi không nhìn anh nhưng biết anh đang cười tôi. Xem phim xong, đã rạng sáng. Dù tôi một mực từ chối, anh vẫn đưa tôi về đến cổng ký túc xá. Dọc đường đi, tôi tìm chuyện để nói với anh:
"Anh biết không, mặc dù đã coi phim này nhiều lần rồi, nhưng có một chỗ tới giờ tôi vẫn chưa hiểu."
"Em cứ che mắt hoài, chắc là có nhiều chỗ không hiểu? Người ta nói, điện ảnh là nghệ thuật thị giác mà."
"Sao phải nhét con ngài vào miệng nạn nhân? Tại sao?"
"Em muốn nghe tôi giải thích không?"
"Anh biết sao?"
"Ý nghĩa của con ngài là sinh sản. Ngài cái đẻ rất nhiều trứng. Ngài còn là côn trùng biến thái hoàn toàn. Chẳng phải tên giết người hàng loạt Bill có identity problem (vấn đề nhân dạng) sao?"
"Nhưng mà, sao phải nhét con ngài vào miệng xác chết?"
"Nạn nhân là nữ, đúng không?Phụ nữ khác đàn ông chỗ nào? Là sinh sản, đúng không? Liên tưởng chính là sở trường của dân chuyên văn như em mà."
Tôi ngừng bước, nhìn anh:
"Nói vậy, thưa bạn Lịch Xuyên, bạn học ngành gì?"
"Kinh tế, sau đó chuyển sang kiến trúc. Quid pro quo, hôm nay ở quán, em buồn chuyện gì vậy?"
"Cãi nhau với người ta."
"Thua hay thắng?"
"Bề mặt là thắng nhưng thực tế là thua. Tôi là dân quê, sống ở quê rất thoải mái, nhưng lên thành phố, tự nhiên chuyện gì cũng thấy khó chịu."
"Như vậy, em sống ở đây không vui vẻ gì mấy nhỉ?"
"Trừ phi thi cuối kỳ được 95 điểm."
"Sao phải được 95 điểm? Điểm số quan trọng vậy à?
"I have identity problem." ( "Tôi có vấn đề về rối loạn nhân cách" - nhái câu nhận xét của Lịch Xuyên về nhân vật Bill Buffalo)
- - - Hết chương 5 - - -
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 6
ĐẾN TRƯỚC KÝ TÚC XÁ NỮ, cả hai chúng tôi đều sửng sốt. Trước cửa có một ổ khóa to. Tôi hít sâu: "Tiêu rồi!"" Theo quy định, ký túc xá nữ đêm nào cũng đóng cửa tắt đèn đúng 10 giờ, khóa cửa đúng 12 giờ. Nhưng theo tôi biết, sau nhiều lần sinh viên nữ hối lộ tập thể, bác bảo vệ trước nay vẫn mắt nhắm mắt mở cho qua. Bác đi ngủ sớm, lười dậy kháo cửa, cho nên cửa ký túc xá thường mở cả đêm. Cửa bằng kính, tôi gõ mãi vẫn không có ai nghe thấy. Sau đó, tôi nói với Lịch Xuyên:
"Giữ túi giúp tôi được chứ? Khi nào anh đến quán cà phê thì đưa lại tôi cũng được."
Anh cầm túi giúp tôi, hỏi:
"Em tính làm gì ?"
"Leo vào."
"Cái gì ?"
Tôi trả áo khoác cho anh.
"Tòa nhà này leo dễ lắm. Để lấy ánh sáng nên bệ cửa sổ vừa dài vừa thấp, còn có ban công nữa.""
Nói xong, tôi giơ chân leo lên bệ cửa sổ tầng trệt, sau đó vươn tay nắm lấy lan can ban công tầng hai.
"Em ở tầng mấy?"
"Không cao lắm đâu."
"Tầng mấy?" Anh đưa tay kéo chân tôi lại.
"Tầng 4. Anh nhìn đi, cửa sổ phòng tôi còn đang mở kìa."
"Tạ Tiểu Thu, em xuống ngay !"
Thì ra anh biết tên tôi là Tạ Tiểu Thu. Nhân viên trong quán đều đeo bảng tên trước ngực. Ai cũng có tên tiếng Anh, chỉ có tôi dùng tiếng Trung. Tôi không để ý lời anh nhưng anh cứ nắm chân tôi thật chặt. Sau đó, anh kéo mạnh chân tôi, tôi đứng không vững, đành phải nhảy xuống, anh ôm tôi, nhưng lại nhanh chóng thả tay ra.
"Lầu 4 mà em cũng dám leo, có chuyện gì thì làm sao hả?" Anh nhỏ tiếng la tôi.
Tuy chỉ dựa vào lòng anh một giây thôi, ba hồn chín vía của tôi đã đi đâu mất, vô số ý tưởng không đứng đắn hiện ra trong đầu.
"Vậy làm sao bây giờ? Ngủ lề đường hả?"
"Có thể ở khách sạn mà. Khách sạn mở cửa 24 giờ."
"Ý kiến hay." Mắt tôi sáng lên. "Tôi còn biết một chỗ mở cửa 24 giờ nữa, mà không cần tốn tiền. Nhà ga. Phiền anh đưa tôi đến nhà ga được không?"
"Nhà ga rất ồn ào, mai em thi nổi không?"
"Nhà ga cũng đâu ồn ào lắm đâu. Tôi không sợ."
Anh nhìn tôi, lại vò đầu bứt tai. tôi nghĩ ngợi một chút, lại nói tiep1:
"Nói đến yên tĩnh, gần trường có một công viên rất yên tĩnh, có rất nhiều ghế dựa có thể nằm ngủ."
"Em tưởng đây là nông thôn, muốn ngủ là ngủ chắc? Không biết an ninh trật tự ở Bắc Kinh rất kém hả?"
"Thì chỉ một đêm thôi mà, đừng chuyện bé xé ra to, được không?"
Tôi liền bước nhanh ra phía ngoài trường. Đi được nửa đường, anh nói:
"Nếu em không ngại, có thể ở nhờ nhà tôi, nhà tôi còn thừa phòng cho khách."
"Chuyện này...thật ra chúng ta cũng chưa thân lắm." Tôi hơi do dự, dù nhìn mặt người này có vẻ hiền lành, đối xử với tôi cũng rất tốt, nhưng tôi vẫn phải cảnh giác.
"Em có di động không?"
"Không có."
"Đây là di động của tôi, gọi diện thoại tới đồn công an đi, cho họ biết biển số xe của tôi. Dặn họ nếu lỡ em mất tích, cứ tra biển số xe là sẽ tìm được tôi."
Tôi cười nói:
"Bạn Lịch Xuyên, mình đi theo bạn. Bạn có tiền, có xe, có nhà. Ở thành phố như Bắc Kinh này, mình cảm thấy khả năng bạn mất tích cao hơn mình."
"Nói hay lắm. Mềm nắn, rắn buông, vậy mới là đứa trẻ thông minh."
Anh mở cửa xe, làm tư thế mời tôi lên xe rồi gài dây an toàn giúp tôi. Tôi thích để anh gài dây an toàn, thích anh cúi cả người xuống, để tôi thấy gáy anh với khoảng cách thật gần. Đã 3 giờ sáng, xe chạy như bay trong đêm đen, 20 phút sau, đi vào tầng hầm của một tòa nhà cao tầng. Không khí buổi đêm lạnh lẽo, tôi vẫn mặc áo khoác của anh. Anh dừng xe, cầm gậy và túi xách, nhảy xuống xe, mở cửa cho tôi. Tôi nói:
"Tôi có thể tự mở được. Sau này để tôi tự mở, được không?"
Anh nói:
"Không được."
"Đâu cần ga lăng với tôi dữ vậy?"
"Nếu em quen với việc đàn ông đối xử tốt với mình, sau này em sẽ lấy được một người chồng tốt."
Tôi xuống xe, cùng anh đi đến đại sảnh ở tầng trệt, trước mặt có hai dãy thang máy. Tôi đếm thấy có tổng cộng 10 cái. Chúng tôi đi tới thang máy gần nhất, anh lấy chìa khóa điện tử ra, một tiếng tíc vang lên, cửa thang máy tự động mở. Bên cạnh thang máy có một tấm bảng gỗ giả cổ:
"Thang máy chuyên dùng cá nhân, xin đừng tùy tiện sử dụng."
Tôi và anh bước vào, trên bảng chỉ dẫn có 59 tầng, nút "PH" trên đầu bảng bỗng nhiên sáng đèn. Thang máy chạy không một tiếng động.
"PH là gì?" Tôi hỏi.
"Tầng cao nhất, penhouse."
"Anh thích ở trên cao à?"
"Càng cao càng yên tĩnh."
"Có quấy rầy người nhà của anh không?"
"Tôi ở một mình."
Cửa nhà anh dùng khóa từ. Căn hộ xa hoa yên tĩnh, rèm cửa màu xanh ngọc bích nhạt, giấy dán tường màu gạo, giữa phòng khách là bộ sofa trắng tinh. Tất cả vật dụng đều sạch bóng như đồ triển lãm trong viện bảo tàng.
"Có cần cởi giày không?" Sàn gỗ thật sạch bóng, không dính một hạt bụi.
"Không cần đâu."
Vách tường bên trái sau cửa có một đôi nạng. Tôi đi vào phòng khách, đứng cạnh sofa, thấy bên cạnh tay vịn sofa cũng có một đôi nạng tương tự. Tôi liền hỏi một câu mà chỉ có đứa khờ mới hỏi:
"Anh ở nhà phải dùng nạng đôi hả?"
Anh không trả lời, một dòng cảm xúc thoáng qua mặt anh nhưng tôi không đoán được là gì. Một lát sau, anh hỏi:
"Em muốn đi ngủ liền hay muốn uống gì rồi ngủ? Trong tủ lạnh có nước trái cây, bia, nước khoáng, sữa tươi, sữa đậu nành, kem."
Lúc nói những lời này, vẻ mặt anh hờ hững, giống như bị xúc phạm.
"Không cần, cám ơn. Tôi muốn đi ngủ liền."
"Có 4 phòng dành cho khách, em thích phòng nào?"
"Đừng cho khách qá nhiều lựa chọn."
"Đi theo tôi."
Anh dẫn tôi vào một căn phòng.
Tôi hỏi:
"Có chộ tắm rửa không?"
"Trong phòng có phòng tắm."
Anh chỉ phòng tắm cho tôi, chuẩn bị bước ra. Tôi xoay người, khẽ khàng gọi tên anh:
"Lịch Xuyên."
Anh nhìn tôi.
"Cám ơn anh cho tôi ngủ nhờ."
"Good night."
"Good night."
Tôi tức tốc đi tắm, trong phòng tắm cái gì cũng có, tất cả đều mới tinh. Tôi mặc áo ngủ chui vào chăn, cố ép mình ngủ nhưng không cách nào ngủ được. Thế là tôi mở túi, lấy sách giáo khoa ra, ôn lại từ vựng lần cuối. Tôi rất mệt nhưng cũng rất vui, đặc biệt là trong khung cảnh xa lạ. Học xong từ vựng, tôi chuyển sang ôn bài đọc và ngữ pháp. Một tiếng trôi qua, tôi bắt đầu buồn ngủ, nhưng bỗng nhiên thấy khát, vì vậy tôi mò mẫm ra phòng bếp uống nước. Đêm đã khuya. Đèn phòng khách đã tắt, chắc anh ngủ rồi? Tôi đi chân trần bước nhẹ tới phòng bếp, vừa quẹo qua một góc tường, đột nhiên tôi phát hiện cửa tủ lạnh đang mở. Anh đang đứng trước tủ lạnh, cúi người lấy gì đó bên trong. Tôi giật mình, hơi kinh hãi. Anh mặc áo thun ngắn tay, bên dưới là quần đùi đá banh. Anh có chân trái thon dài, săn chắc giống hệt những bức tượng thanh niên với vẻ đẹp hoàn mỹ của hy Lạp. Nhưng chân phải chỉ còn lại nửa đùi.
"Hi." tôi nhỏ tiếng chào anh.
Anh đứng lên, xoay người, nhìn thấy tôi, mặt không chút cảm xúc.
"Tôi muốn..uống nước." Giọng nói của tôi run run "Khoáng...khoáng..."
"Nước khoáng?"
Tôi gật đầu. Anh đang cầm một chai sữa trên tay, lại dặt chai lên trên bàn, sau đó cúi người lấy nước khoáng. tuy chỉ dùng một chân nhưng anh đứng rất vững, không hề nghiêng ngả, giống như từng luyện võ vậy.
"Sao chưa ngủ?" Anh đưa nước khoáng cho tôi.
"Ngủ không được."
"Tôi có loại thuốc ngủ tốt lắm, em muốn uống không?"
"À..không cần, tôi sợ ngủ quên."
Anh bắt đầu uống sữa.
"Anh rất thích uống sữa à?"
"Ừ. Nửa đêm tôi phải dậy uống sữa, thói quen từ nhỏ, sửa mãi không được."
"Nếu anh đi xa, chổ anh ở không có sữa thì sao."
"Tôi sẽ đi ra ngoài mua, chạy xa cỡ nào tôi cũng phải mua về."
"Tật xấu." Tôi khẽ cười, cố gắng che giấu sự ngạc nhiên trong lòng.
"Có thể phiền em qua phòng lấy nạng giúp tôi được không?" Anh hỏi.
Lúc này tôi mới phát hiện anh không chống nạng. Phòng bếp cách phòng ngủ rất xa.
"Không chống nạng sao anh tới được đây?" Tôi tò mò.
"Tôi nhảy lò cò." Anh nói "Nhưng em ở đây nên tôi ngại không dám nhảy."
Tôi lấy nạng đưa cho anh, sau đó khoanh hai tay trước ngực, khen:
"Khả năng giữ thắng bằng của anh rất tốt. thiệt đó."
"Ngày nào tôi cũng tập yoga."
Nhìn ống quần anh phất phơ, không hiểu tại sao, tim tôi bỗng thắt lại, đau lòng vì anh, tiếc hận vì anh.
"Là tai nạn xe cộ hả?" tôi đột nhiên hỏi.
"Chuyện lâu lắm rồi." Khuôn mặt anh lộ vẻ không muốn nói nhiều.
"Ngủ ngon." tôi nói.
"Ngày mai mấy giờ thi?"
"9 giờ sáng."
"Nếu tôi còn ngủ thì cứ gọi tôi đây, tôi chở em về."
"Được rồi."
"Ngủ ngon." Anh nói.
Tôi nằm đờ đẫn trên giường, suy nghĩ miên man, không ngủ được nữa. 6 giờ rưỡi tôi xuống giường, rửa mặt đánh răng xong, đeo túi lên vai, không đành lòng đánh thức anh, một mình len lén rời đi. Tôi để lại cho anh một tờ giấy."Lịch Xuyên, tôi về trường đây. Không cần tiễn tôi, tối qua phiền anh nhiều ròi, anh ngủ thêm chút đi. Thi xong nếu như còn được gặp anh, tôi sẽ mời anh ăn cơm. Nhất định. Tiểu Thu." Không khí buổi sáng cũng lạnh lẽo như buổi đêm. Tôi đi thang máy xuống dưới, bảo vệ đại sảnh nhìn tôi bằng ánh mắt là lạ.
"Chào buổi sáng!" tôi nói.
"Chào buổi sáng!"
"Cô gái, có cần tôi lấy xe từ tầng hầm lên cho cô không?" Anh ta hỏi.
"À..tôi không đi xe."
"À."
"Đúng rồi, xin hỏi tòa nhà này tên là gì?" Tôi đột nhiên hỏi.
"Cô không biết sao? Đây là hoa viên Long Trạch." Anh ta cười mờ ám.
"Nếu tôi đi Đại học Sư Phạm S thì phải bắt xe gì?"
Anh ta tiếp tục nhìn tôi bằng ánh mắt hoài nghi. Tôi đột nhiên hiểu ra từ "cô gái" theo lời anh ta có nghĩa là gì. tôi không biết Bắc Kinh còn có những con đường thanh vắng mát mẻ như thế nào. Gió thổi qua khiến tôi rùng mình, đang tính quẹo phải, đột nhiên một giọng nói vang lên sau lưng tôi:
"Cô gái, em muốn đi đâu?"
Ngoại trừ Lịch Xuyên, đồng nghiệp ở quán cà phê và bạn cùng phòng ra, tôi không còn người quen khác ở Bắc Kinh. Khi quay đầu lại, tôi không thể không thừa nhận, Lịch xuyên không phả trai đẹp duy nhất ở Bắc Kinh. Là một người thanh niên ăn mặc hợp thời trang, tóc chải keo thẳng, khóe mắt ẩn chứa một nụ cười như hư như thực. Anh ta đeo một chiếc nhẫn ngọc rất to ở ngón trỏ, còn trên cổ là một sợi dây chuyền vàng chóe.
"Anh là..." Tôi không biết anh ta.
Chắc chắn anh ta từ tòa nhà này đi ra.
"Tôi thấy em từ thang máy của Lịch Xuyên đi ra, chắc em là bạn của Lịch Xuyên, đúng không?"
Việc gì tôi phải trả lời anh ta. Anh ta đưa tay ra, nói
"Tôi cũng là bạn của Lịch Xuyên, tên là Kỷ Hoàn."
Bạn của Lịch Xuyên, vậy thì khác. tôi bắt tay anh ta, anh ta đưa cho tôi một tấm danh thiếp, trên danh thiếp ghi "Công ty thiết kế Thần Lữ". Dưới tên công ty là tên anh ta, số điện thoại, số fax và địa chỉ văn phòng. Tôi hỏi:
"Anh Kỷ thiết kế gì?"
"Lịch Xuyên thiết kế kiến trúc, tôi thiết kế thời trang."
"Rất vui được gặp anh. Tiếc là không thể nói chuyện nhiều, tôi có cuộc thi, phải bắt xe ngay." Tôi vẫy tay tạm biệt. Đã có người đem xe đến, đưa chìa khóa cho anh ta.
"Thi ở đâu? Tôi đưa em đi."
"Cảm ơn. Không cần đâu. tôi tự đi được."
"Em ăn sáng chưa?" Sao nhiều chuyện dữ vậy trời?
"Ăn rồi."
" Trạm xe điện ngầm ở bên kia, đi qua ngã tư đèn đỏ nữa là tới."
"Tôi thấy rồi, cảm ơn anh."
"Em thích tòa nhà này không?" Anh ta chỉ vào Hoa viên Long Trạch. Từ bên ngoài nhìn vào hình dáng hơi kì dị, tầng tầng lớp lớp, như chim công đang xòe đuôi.
"Cũng được...tôi không hiểu nhiều về kiến trúc."
"Lịch Xuyên thiết kế đó."
"À!"
"Good luck!"
"Have a good day." Tôi nói.
- - - Hết chương 6 - - -
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 7
ĐI TÀU ĐIỆN XONG PHẢI BẮT XE BUÝT, nửa tiếng sau tôi mới về đến ký túc xá. Vì hôm nay thi nên tất cả mọi người đều dậy sớm. Phòng tôi thường hay có ngời đi qua đêm. Một là, trừ tôi và Tiêu Nhụy ra, những người còn lại đều là dân Bắc kinh nên họ thường về nhà. Hai là, Tiêu Nhụy cũng có bà con ở Bắc Kinh, họ thường kêu Tiêu Nhụy ở chơi qua đếm. Tuy tôi không có bà con ở đây nhưng chưa từng về trễ, mọi người đã quen rồi.
"Sắp thi rồi sao hôm qua không nghỉ làm sớm?" Ninh An An đến gần hỏi.
"Tan ca xong tôi đi xem phim suốt đêm."
"Cậu học hết rồi chứ gì?"
"Tôi mệt quá, muốn thư giãn một chút."
"Khi thi môn nghe tôi ngồi cạnh cậu được chứ?" Ninh An An hỏi nhỏ, "Máy walkman của tôi hỏng rồi, dạo này tôi ít nghe băng lắm."
"Thi rớt thì đừng trách tôi."
"Để tôi đi mua đồ ăn sáng cho cậu. Đúng rồi, tối nay trong phòng có party, mấy anh phòng 301 đến đây chơi."
Lại là hoạt động "phòng kết nghĩa".
"Cần mua gì không? Có cần tôi góp gì không?"
Tối nay không đi làm, tôi phải tranh thủ tham gia hoạt động tập thể.
"Tối qua cậu không về, mọi người góp xong rồi. Phòng cũng được quét dọn sạch sẽ rồi. Phùng Tĩnh Nhi nói, để cậu đi lấy nước."
"Được rồi." Tôi cố gắng hòa đồng.
"Hôm qua anh Tu có đến tìm cậu mấy lần."
"Buổi tối tôi phải đi làm."
"Ban ngày mà."
"À. Tôi không gặp."
"Anh ấy lấy nước nóng cho cậu kìa.:
"Vậy ngại quá." Tôi chợt nhớ ra, tôi đã rửa mặt rồi.
"Anh ấy hỏi mình có phải buổi tối cậu thường không lấy nước kịp phải không?"
"Ban ngày tôi đã lấy đủ rồi."
"Người ta là anh trai. Anh trai phải chăm sóc cho em gái chứ." Ninh An An nói không ngớt.
"Cậu làm bà mai từ khi nào vậy?"
"Tôi bị người ta hối lộ."
"Hối lộ cái gì?"
"Mời tôi ăn cơm một lần."
"Dễ vậy à? Tôi mời cậu ăn hai lần, sau này đừng làm bà mai cho anh ta nữa."
Một đêm không ngủ, tinh thần đờ đẫn, không ngờ tôi lại thi rất tốt. Chỉ có điều hễ tôi nhắm mắt lại, là sẽ thấy Lịch Xuyên, thấy anh một mình đứng cạnh tủ lạnh, cúi người xuống, tư thấ lấy sữa giống hệt vận động viên thể thao. Nhiều năm sau này, mỗi lần nghĩ đến Lịch Xuyên, hình ảnh lướt qua đầu tôi đầu tiên, luôn là hình ảnh này. Sau đó, tim tôi như bị một bàn tay vô hình bóp lại, đau ê ẩm, thở không nổi. Buổi chiều thi xong môn cuối, tôi xuống phòng nước lấy hai bình nước sôi, từ tốn vè phòng, đang đi đột nhiên thấy Ninh An An lật đật chạy tới.
"Sao vậy?"
"Có trai đẹp đến tìm cậu. Ôi trời ơi, người đâu mà đẹp trai quá."
Dáng vẻ Ninh An An rất kích động:
"Cậu làm ơn mời người ta vào phòng ngồi chơi một chút, để mọi người chiêm ngưỡng thật kỹ, được chứ?"
"Thật sự là đến tìm tôi?" Lịch Xuyên sẽ không rảnh vậy đâu, nhưng tôi vẫn rảo nhanh bước chân.
"Bọn Phùng Tĩnh Nhi và mấy anh phòng 301 đã đứng quanh đó rồi. Phiền cậu nói giúp với anh ta, bây giờ là thời gian lấy nước, nếu anh ta tiếp tục đứng dưới ký túc xá nữ, sẽ xảy ra tai nạn, được không? Đã có ba sinh viên nữ vì mải nhìn anh ta, cầm phích nước nước sôi đụng vào người người khác..."
Tôi bật cười, tưởng rằng cô ta nói đùa thôi. Nhưng lúc tôi về ký túc xá, trên mặt đất có ánh bạc lấp lánh, quả nhiên mấy cái ruột phích bị bể. Bác bảo vệ đang cầm chổi, hùng hổ quét dọn chiến trường. Người đang đứng cạnh cửa, mặc áo sơ mi trắng và quần jeans kia, quả nhiên là Lịch Xuyên.
"Hi." Anh chào tôi từ xa.
"Hi."
Anh đi tới, thuận tay xách bình thủy của tôi:
"Thi xong chưa?"
"Xong rồi."
"Làm bài được không?"
"Cũng được."
"Tiểu Thu, mời bạn Vương lên lầu uống trà đi." Tiêu Nhụy nháy mắt với tôi.
Mới vài phút mà bọn họ đã biết tên người ta rồi. Tiêu Nhụy không khác gì mấy đứa mê trai, đúng là yêu râu xanh.
"Không được." Tôi lo anh phải leo lầu, huống chi anh còn cầm hai bình thủy. "Mình ra căn tin đi."
"Đừng đi căn tin, tối nay có party, đã chuẩn bị thức ăn xong hết rồi." Phùng Tĩnh Nhi nhiệt tình chen vào. Cô ta đối xử với tôi lúc nóng lúc lạnh, tôi đoán không ra ý đồ.
"Bạn Vương nể mặt chút đi mà." Ngụy Hải Hà vừa đấm vừa xoa.
Mấy người này, không bắt cóc được Lịch Xuyên lên lầu thì không cam lòng mà. Cầu thang ký túc xá dốc hơn cầu thang rạp chiếu phim nhiều, tôi kêu mọi người lên lầu trước, sau đó cùng Lịch Xuyên leo lên từng bậc thang một. Suốt đường đi, anh nhiệt tình xách bình thủy giúp tôi:
"Buổi sáng sao không gọi tôi dậy?"
"Còn quá sớm nên để anh ngủ thêm chút nữa."
"Sau này không được lén lút bỏ đi như vậy nữa!"
"Tại sao?"
"Lỡ mất tích thì làm sao?"
"Lịch Xuyên." Tôi nhìn anh, nói: "Nhớ kỹ, cho dù tôi thật sự mất tích cũng không liên quan gì đến anh...Anh không có trách nhiệm gì với tôi hết."
Anh đang đi, nghe câu này xong, đột nhiên dừng lại. Sau đó, anh bỏ bình thủy xuống, xoay người đi xuống lầu.
"Haiz! Đợi chút!" Tôi đuổi theo.
Anh không để ý tới tôi, tiếp tục xuống lầu. Tôi chặn đường anh lại:
"Anh biết tôi chỉ nói sự thật thôi mà."
Anh lạnh lùng nhìn tôi, trầm mặc một lát, đoạn nói:
"Em không biết chút gì về thành phố này hết, em cũng không biết chút gì về tôi hết."
"Vậy thì sao? Bắc Kinh chỉ là một thành phố, anh cũng chỉ là một con người mà thôi."
"Vậy tại sao hôm qua em chieu5 đi theo tôi."
"Bởi vì anh sẽ không hại tôi."
"Làm sao em biết?"
"Anh tưởng chỉ có thành phố mới nguy hiểm hả? Tôi hỏi anh, giữa thành phố và nông thôn, chỗ nào hay có thú dữ hơn? Về mặt đề phòng nguy hiểm, trực giác của dân quê như tôi càng mạnh hơn."
Anh đang muốn cãi tiếp, đột nhiên nửa khuôn mặt của Tiêu Nhụy ló ra từ cầu thang:
"Sao chưa lên vậy? Có người mang phích nước lên giúp cậu rồi. Anh Vương, nhanh lên đi!"
Lịch Xuyên nhíu mày.
"Anh Vương?"
"Ở đây ai cũng là anh trai hết. Đi, đi lên ngồi chơi chút đi, tối nay trong phòng mở party. Anh ăn chút thôi, đừng ăn nhiều, sau đó mình xuống căn tin tầng dưới, tôi mời anh ăn tiệc."
Anh kéo tôi lại.
"Sao vậy?" Tôi hỏi. Tay anh lạnh lẽo, giống thời tiết mùa đông.
"Em chắn đường người ta."
Thì ra có người muốn lên lầu. Sau đó, một tiếng cạch vang lên, cô gái đang đi lên lầu la thất thanh. Lại vỡ một cái ruột phích nữa. Anh tiếp tục leo từng bậc từng bậc một, bộ dạng khá vất vả, tôi nhìn mà xót xa:
"Tiếc là không có thang máy."
"Nếu có thì bọn em lấy nước nóng tiện hơn nhiều." Anh nói.
Tôi nhớ lại một chuyện, hỏi:
"Anh ở cao quá, lỡ tòa nhà cúp điện thì làm sao?"
"Thắp nến."
"Nếu có chuông báo cháy?"
"Ở yên trong nhà là được."
"Nếu cháy thật thì sao?"
"Tới nay chưa từng có cháy mà."
Trong phòng chật kín người. Mọi người dành chỗ tốt nhất cho anh.
"Trước giờ không biết Tiểu Thu có bạn trai, chả trách tối nào cũng về khuya." Tiêu Nhụy rót trà cho anh.
"Chúng tôi chỉ quen biết bình thường thôi." Tôi và Lịch Xuyên đồng thanh nói.
"À, anh Vương, anh mua quần jeans này ở đâu? Hiệu gì? Sao đẹp quá vậy?" ninh An An hỏi.
"Đúng rồi, hiệu gì vậy? Hàng hiệu bán ở Bắc Kinh em đều nhận ra, cái này chắc chắn là mua ở nước ngoài rồi." Tiêu Nhụy nói tiếp: "Quần Levi's không có đường viền này. Áo sơ mi của anh cũng rất đẹp. Kết hợp với cà vạt màu lam sẽ đẹp lắm đó."
Lịch Xuyên nhìn tôi bằng ánh mắt cầu cứu, tôi ra hiệu anh cứ ráng chịu chết đi.
"Tiểu Vương, cậu học khoa nào?" Tu Nhạc hỏi.
"Tôi không phải là sinh viên, tôi đi làm rồi."
"Đi làm rồi?"
Tiêu Nhụy nghiên cứu gương mặt anh, lắc đầu:
"Không giống, giống sinh viên cao học hơn!"
"Anh Vương làm ngành gì?" Tu Nhạc hỏi.
"Kiến trúc."
"Xây dựng hay thiết kế nội thất?"
"Thiết kế kiến trúc."
"À, anh là kiến trúc sư hả?" Tiêu Nhụy hỏi. Hôm nay nhìn Tiêu Nhụy có vẻ rất hứng thú, tôi cũng không biết tại sao.
"Có thể xem là vậy."
"Anh trai em cũng vậy. Anh ấy học trường Đồng Tể, anh thì sao? Không chừng hai người là bạn học đó."
"Tôi không học trường Đồng Tể." Anh nói ''Tôi từng đổi nghề."
"Đổi nghề? Vậy trước kia anh làm gì?"
"Hồi đại học tôi học khoa kinh tế."
Mắt Phùng Tĩnh Nhi sáng lên:
"Kinh tế hả? Lộ Tiệp cũng học khoa kinh tế. Lộ Tiệp, nhanh tới đây, có người cùng ngành với cậu đó."
Lộ Tiệp nãy giờ luôn ngồi im lặng uống cà phê. Bình thường anh ta chính là trung tâm của đám con gái, hôm nay nhìn thấy cảnh này thì vô cùng ủ rũ.
"Vậy à? Khoa kinh tế trường tôi cũng tạm được. Bố tôi lúc trước giảng dạy ở Đại học Phục Đán (cơ sở chính ở thành phố Thượng Hải, là một trong những trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất Trung Quốc), bây giờ chuyển qua Đại học Nhân Dân Trung Quốc (cơ sở chính ở Bắc Kinh, giống như Đại học Phục Đán, khoa Kinh Tế Quốc Tế, Quan Hệ Quốc Tế của trường này được đánh giá khá cao). Anh Vương học đại học nào?"
"Đại học Chicago." (là trường đại học tư có cơ sở chính ở thành phố Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ; được tỷ phú dầu mỏ John D.Rockefeller thành lập nam9 1890. Trường từng có 85 giáo sư nhận được giải Nobel.)
Lộ Tiệp hít sâu, mắt lộ vẻ hoài nghi:
"Đại học Chicago? Theo tôi biết, khoa Kinh Tế đại học Chicago đứng đầu thế giới."
"Cũng không được xem là tốt nhất đâu." Lịch Xuyên nói "MIT ( học viện Công Nghệ Massacchusetts tọa lạc Cambridge, bang Massacchusetts, Hoa Kỳ, được thành lập năm 1865, từng có 76 giáo sư đạt giải Nobel) và Havard (cũng tọa lạc tại Cambridge, bang Massacchusetts, Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1636, là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài của Hoa Kỳ như tổng thống, nhà văn, nhà thơ, chính trị gia, nhà kinh tế, học giả...) cũng khá nổi tiếng. Yale ( trường đại học tư thục ở New Haven, bang Connecticut, Hoa Kỳ; được thành lập vào năm 1701, được xem là đối thủ cạnh tranh chính của Đại Học Havard) và Princeton ( trường đại học tư thục tọa lạc ở Princeton, bang New Jersey, Hoa Kỳ; được thành lập năm 1746. Các trường Havard, MIT, Yale và Princeton là 4 trường đại học tốt nhất Hoa Kỳ) cũng được. Còn Học viện Kinh Tế London ( The London School of Economics and Political Science viết tắt là LSE, tọa lạc tại Westminster, trung tâm thành phố London, Anh; được thành lập năm 1895, có 17 giáo sư của trường từng đoạt giải Nobel) ở Anh nữa.
"Lúc bố tôi đến Đại học Chicago để phỏng vấn, có gặp giáo sư Becker (Gary Stanley Becker sinh năm 1930, là nhà kinh tế học Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về hành vi xã hội của con người như phân bệt chủng tộc học, tội phạm, tổ chức gia đình, nghiện ma túy, dân chủ, nhập cư). Ông ấy nhận giải Nobel năm nào?"
"Chuyện này...không nhớ rõ lắm." Lịch Xuyên ngầm nghĩ: "Năm 93? Không đúng, Fogel (Robert W.Fogel sinh năm 1926, là nhà kinh tế học Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu những tác động kinh tế, xã hội và công nghệ đối với những thay đổi nhanh chóng của cơ thể con người) mới năm 93, Becker năm 92."
"Chắc chắn nghiên cứu ở Đại học Chicago là tốt nhất."
Lịch Xuyên cười, không trả lời. Phùng Tĩnh Nhi nhân cơ hội hỏi tiếp:
"Vậy anh Vương xin nhập học như thế nào? Cũng thi GRE hả?"
"Đương nhiên GRE rất quan trọng."
"Khoa Kinh té Đại học Chicago, tương lai quá xán lạn, sao anh vương lại đổi nghề?"
"À..lý do cá nhân."
"Anh Vương có thể cho tôi địa chỉ email được không? Sau này, nếu Lộ Tiệp xin nhập học gặp kh1o khăn, có thể nhờ anh không?" Phùng Tĩnh Nhi nhất quyết hỏi tới, còn lấy viết ra.
"Được chứ." Anh lấy viết ra, viết địa chỉ email.
"Anh Vương không có danh thiếp sao?" Tiêu Nhụy đang ngồi trên giường ló đầu ra hỏi.
"Không có, tôi không cần danh thiếp
"Anh Vương chắc quen nhiều người ở Đại học Chicago lắm?" Phùng Tĩnh Nhi mời anh ăn đậu phộng muối, thấy anh lắc đầu, lại lột vỏ cam cho anh.
"Không dám nói có người quen...tôi chỉ là sinh viên thôi."
"Nghe nói xin nhập học thì chọn giáo sư hướng dẫn là quan trọng nhất, đúng vậy không?"
"Đúng là rất quan trọng...nhưng cũng phải xem thành tích học tập và thư đề cử."
Anh biết bảo vệ bản thân, chỉ đưa ra những câu trả lời ngắn gọn. "Vợ chồng" Phùng Tĩnh Nhi cố nài ép anh tư vấn hơn một tiếng đồng hồ, tôi hoàn toàn không có cơ hội nói xen vào. Tu Nhạc liền nhân cơ hội bắt chuyện với tôi, hỏi thăm tình hình quê tôi câu được câu mất.
"Ở Vân Nam mưa nhiều lắm phải không?"
"Đúng vậy."
"Ngày nào bọn em cũng ăn nấm hả?"
"Không phải."
"Vậy bọn em hay ăn gì nhất?"
"Bún."
"Đúng rồi, nhắc đến Bún Qua Cầu, hôm qua anh có lên mạng tra được, ở Bắc Kinh có vài quán ăn Vân Nam, quán gần trường nhất là..."
Anh ta không nói tiếp nữa, vì thấy tôi không chú tâm. Đúng lúc này, Ninh An An đang ngồi im lặng kế bên bỗng nhiên chen vào một câu:
"Đúng rồi, Tiểu thu, cậu kể nghe thử cậu và anh Vương quen biết nhau như thế nào?"
Phùng Tĩnh Nhi nhìn Ninh An An với vẻ khó chịu. Ninh An An quá lớn tiếng, hầu như phá tan buổi trao đổi nhẹ nhàng của cô ta và Lịch Xuyên.
"Anh ấy hay đến quán cà phê tôi làm." Tôi nói.
"Vậy thôi hả? Không lãng mạn chút nào hết! Thêm chút gia vị đi!"
"Chúng tôi chỉ..quen biết sơ sơ thôi." Tôi đỏ mặt.
Biết nói sao đây, thành thật mà nói, nếu không phải bạn trai thì sẽ không được vào phòng ký túc xá. Lịch Xuyên biết điều đứng dậy:
"Cảm ơn mọi người nhiệt tình tiếp đón. Tôi còn chút việc, xin tạm biệt. Mọi người chơi vui vẻ."
Ninh An An la lớn:
"Anh Vương, thường xuyên đến chơi nha! Phòng em tuần nào cũng có vũ hội!"
Nói xong, nhớ ra chân anh bị tật, sợ là không thể khiêu vũ, liền nhăn mặt le lưỡi
"Xin lỗi anh, em không cố ý."
Tôi đưa Lịch Xuyên xuống lầu. Xuống tới tầng trệt, tôi hỏi anh:
"Anh có việc thật à? Qua căn tin ăn tối rồi hãy về, được không? Nhất định tôi phải mời anh."
"Không có chuyện gì, chỉ không muốn bị người khác điều tra thôi. Căn tin xa không? Cần tôi lái xe không?"
"Ở đằng trước kia. Tầng 1 là căn tin sinh viên, tầng 2 có thể chọn món, ai cũng nói đồ xào ở đó ngon lắm. Tôi chưa lên tầng 2 ăn lần nào."
"Vậy đi tầng 2."
Chúng tôi lên tầng 2, tìm bàn cạnh cửa sổ ngồi xuống. Nhân viên phục vụ đưa thực đơn, ánh mắt nhìn Lịch Xuyên không chút kiêng nể:
"Hai bạn muốn uống gì?"
"Em uống gì?" Anh hỏi tôi.
"Coca."
"Một ly coca, một ly nước khoáng."
"Gọi món gì? Bạn nam?" Nhân viên phục vụ nữ vẫn nhìn Lịch Xuyên, giọng rất thân thiết, giống như chỉ có một mình anh là khách.
"Em ăn gì?" Lịch Xuyên nhìn tôi.
Tôi liếc qua thực đơn, nhanh chóng quyết định:
"Gà xào ớt, dưa leo xào."
Cô phục vụ ghi rồi lại nhìn anh:
"Bạn nam, bạn thì sao?"
"Cần tay xào bách hợp."
"Chỉ mấy món thôi sao?"
"Tiểu Thu, em còn muốn gọi thêm gì không?"
Tôi trừng mắt nhìn anh:
"Anh muốn ăn chay, hay là muốn tiết kiệm tiền giùm tôi? Gọi cần tay xào bách hợp, chi bằng để tôi xào cho anh ăn."
"Tôi không thích ăn thịt, thật mà."
"Anh thích ăn cá không?" Ở quán cà phê, anh luôn ăn sandwich cá.
"Rất thích ăn cá."
"Vậy tôi gọi thêm cá chẽm hấp." Bữa cơm này là để cảm ơn anh, đương nhiên phải có món ngon chứ.
"Cá chẽm tình tiền kiểu khác, tính theo trọng lượng."
"Lấy một con vừa đi. Cho thêm hai chén cơm."
"Con nhỏ là được rồi." Lịch Xuyên nói.
"Cũng được." Tôi thở dài.
Còn lâu mới tới giờ cao điểm sinh viên ăn tối, trong căn tin không một bóng người. Đồ ăn nhanh chóng được bưng lên. Tôi uống một hớp Coca, bắt đầu ăn gà xào ớt.
"Buổi sáng lúc đi về, có gặp bạn của anh." Tôi nói.
"Bạn của tôi?"
"Anh ta nói tên là Kỷ hoàn."
"À. Cậu ấy ở tầng 42, tôi gặp câu ấy ở bể bơi, rồi dần quen nhau."
"Anh thích bơi lội?"
"Rất thích."
"Tôi cũng thích. Tôi còn là quán quan bơi tự do 400m thiếu niên ở huyện đó nha. Nhà tôi cạnh bờ sông. Mùa hè đến ngày nào tôi cũng đi bơi. tiếc là tới chỗ này, hồ bơi của trường chỉ mở mùa hè, tôi đành phải đổi sang chạy bộ buổi sáng."
"Hèn gì tinh thần em rất tốt, sắc mặt luôn hồng hào." Anh nhìn tôi chăm chú.
"Con nít nông thôn là vậy đó. Ăn đi, sao anh không ăn? Ăn thêm chút đi chứ!"
Anh có ăn nhưng mà lâu lâu mới động đũa một lần.
"Yên tâm, phần của tôi, tôi sẽ ăn hết." Anh vẫn ăn từ từ, nuốt từng miếng nhỏ, giống như đang có vấn đề.
"Vậy tôi không nói chuyện nữa, tránh cho anh cứ lo trả lời, không ăn cơm."
Một lát sau, thấy anh ăn rất chậm, tôi nói thêm:
"Đừng cố nữa, ăn không hết tôi có thể bỏ hộp mang về, làm cơm trưa ngày mai."
"Phòng em có tủ lạnh không?"
"Không có. Để qua một đêm không hư đâu."
"Qua đêm chắc chắn sẽ hư."
"Tôi để cạnh cửa sổ, ban đâm trời lạnh, sẽ không sao."
"Đâu phải cá muối mà không hư."
Anh ăn được một chút, tôi ăn phụ anh, rốt cục cũng ăn hết cần tây xào bách hợp. Sau đó chúng tôi ăn đến món cá.
"Cá ngon lắm." Anh ăn nhanh hơn một chút. "Buổi tối em làm gì? Khiêu vũ hả?"
"Không có."
"Tại sao?"
"Tôi không thích hoạt động tập thể, mặc dù tôi cố gắng hòa đồng với mọi người. Tôi thà quấn mền nằm một mình đọc tiểu thuyết, nghe nhạc, ăn đồ ăn vặt."
"Hoặc xem phim kinh dị một mình." Anh thêm vào.
"Cũng đúng."
"Giường có dán hai tờ giấy trắng trên màn là giường em?"
"Sao anh biết?"
"Mấy giường khác đều có nét đặc trưng của con gái." Anh nói.
"Đặc trưng gì?"
"Đầu giường ít nhất có một con búp bê."
Tôi cảm thấy buồn cười:
"Sao trước nay tôi không chú ý đến điểm này nhỉ?"
"Trên tờ giấy đó viết gì?" Anh hỏi.
"Nhất âm nhất dương chi vi đạo, lạc thiên tri mệnh cố bất ưu."Tôi nói tiếp "Là một câu trong Kinh Dịch, bố tôi là giáo viên dạy văn."
"Ừ..." Anh khen "Có học thức."
"Kinh Dịch nói tiếng Anh như thế nào?"
"Book of Changes. Cũng có người gọi là I-ching."
"Nhắc đến Kinh Dịch, em biết bói toán không?" Anh lại hỏi.
"Không. Văn thì không biết bói toán, võ thì không biết xay lúa."
Tôi lấy đũa chọt chọt đầu cá, nghiên cứu xem còn chỗ nào có thể ăn không. Anh cười. Nụ cười ấm áp, không ra tiếng:
"Nói vậy, Tiểu Thu, tối nay, em có muốn đến chỗ tôi bơi không?"
"Nếu anh ăn hết con cá này, tôi sẽ đi."
Anh từ từ ăn hết con cá chẽm không còn một miếng, chỉ thừa lại một đồng xương cá, sạch sẽ tới mức có thể dùng làm tiêu bản. Lúc nhân viên phục vụ đưa hóa đơn, tôi lấy bóp tiền ra, anh nhanh tay lẹ mắt đưa 2 tờ 100 tệ:
"Cảm ơn, khỏi thối."
"Ê, ai cho anh trả tiền?" Tôi la lên.
"Em là sinh viên. Vẫn đang đi làm thêm."
"Nhưng hôm nay tôi mời mà! Chị ơi, phiền chị trả tiền lại cho anh ấy!"
Anh giữ tay tôi lại:
"Sau này mỗi lần chúng ta đi ăn, sẽ luôn do tôi trả tiền. Let's make it a rule, clear?"
Tôi há mồm ra định cãi lại, lại bị ánh mắt anh ngăn lại.
"Hôm nay không thèm so đo với anh."
Tôi nói, mừng thầm trong bụng, thì ra sau này vẫn còn cơ hội đi ăn với nhau. Anh tiễn tôi xuống dưới ký túc xá rồi chờ tôi lấy đồ bơi. Hoạt động phòng kết nghĩa dang tiến hành vô cùng sôi nổi. Tôi vội vàng nói với Ninh An An mấy câu, Phùng Tĩnh Nhi hỏi nhỏ:
"Tối nay đi khiêu vũ không? Mọi người đều đi. Con trai mua vé. Cậu không đi, Tu Nhạc không có cặp."
"Tôi có việc."
"Anh Vương đâu rồi? Anh ấy có đi với cậu không?"
"Không đi..tôi và anh ta cũng không phải là bạn bè gì, chỉ quen biết sơ sơ thôi." Tôi sửa lời cô ta.
"Nói câu này cậu đừng khó chịu, sau này có đau khổ, đừng trách tôi không nhắc nhở cậu." Cô ta nói, giọng thản nhiên: "Đừng chìm quá sâu. Hai người không có kết quả đâu."
Tôi không hỏi cô ta tại sao, vôi xách túi đi xuống dưới lầu. Lịch Xuyên vẫn đứng đó chờ tôi. Chúng tôi bước song song, có người vứt vỏ quýt trên mặt đất, suýt nữa tôi bị té, anh kéo tôi lại đúng lúc:
"Cẩn thận."
"Tôi thường xuyên đi mà không nhìn đường." Tôi nói.
"Tôi thì nhìn đường thường xuyên, tôi sẽ nhìn thay em." Anh nói "Tuy nhiên, em phải luôn nắm tay tôi mới được."
Nói xong câu này, anh đưa tay sang nắm tay tôi, như lúc nào cũng phải chăm sóc tôi, tránh cho tôi té ngã.
"Hôm nay tôi tìm được một chỗ đậu xe gần hơn, không cần đi ra cổng trường."
Anh ta chỉ vào một tòa nhà màu đỏ cách đó không xa. Tôi nhìn anh, hoảng hồn.
"Sao vậy?"
"Anh đậu xe ở chỗ đó?"
"Ừ. Có chuyện gì sao? Bãi đậu xe bên đó vừa rộng vừa vắng."
"Chết chắc rồi, đó là văn phòng hiệu trưởng, ba chiếc xe của hiệu trưởng đều đậu ở đó." Tôi nói "Anh đi từ từ thôi, để tôi đi trước quan sát, coi xe anh có bị kéo đi chưa."
"Em đi đi, tôi ngồi đây nghỉ một chút."
Trường tôi thiết kế theo kiểu hoa viên, chỗ nào cũng có ghế dựa. Anh ngồi xuống một cái ghế, mặt hơi trắng bệch. Chân anh bị cắt từ giữa đùi, đeo chân giả mà phải đi bộ quá xa, sao không mệt cho được. Tôi không đi, cùng anh ngồi xuống, lấy một chai nước khoáng trong túi ra:
"Muốn uống nước không?"
Anh lắc đầu. Ngồi nghỉ một lát, lại đứng lên đi tiếp. Đúng lúc này, tôi thấy một chiếc xe màu đen lướt nhanh qua. Khi chúng tôi đến bãi đậu xe, chiếc xe kia cũng quẹo vào bãi. Tôi liếc qua là thấy xe của Lịch Xuyên, liền nhéo tay anh thật mạnh.
"Lại sao nữa?"
"Bạn Lịch Xuyên, đậu xe mà không tìm chỗ tốt hơn. Chỗ anh đậu là chỗ của hiệu trường đó."
"Chỗ đó là chỗ dành cho người tàn tật mà." Anh nói.
"Ở đây không phải là nước Mỹ, bạn ơi."
Chiếc xe ngừng trước mặt chúng tôi, tựa hồ đang chờ chúng tôi lái xe ra để lấy chỗ đậu. Tôi nói nhỏ:
"Lịch Xuyên, nhanh lên xe, chúng ta đi mau."
Không còn kịp nữa rồi. Cửa xe vừa mở, một người đàn ông tóc bạc bước ra, trong tay cầm một chiếc cặp táp.
"Là hiệu trưởng Lưu." Tay tôi run run.
"Thầy hiệu trưởng thôi, chứ đâu phải là ma, em sợ cái gì?"
Lịch Xuyên nắm tay tôi, mỉm cười với người đàn ông tóc bạc:
"Chào thầy hiệu trưởng!"
Tôi không nói câu nào.
"Chào cậu, cậu là..."
"Vương Lịch Xuyên. Đây là em họ tôi, Tạ Tiểu Thu. Sinh viên năm nhất."
Tôi đỏ mặt, nói:
"Em chào thầy hiệu trưởng."
"Em tìm tôi có việc gì không?"
Hiệu trưởng Lưu thân thiện bắt tay Lịch Xuyên, sau đó bắt tay tôi. Tôi không nói gì, lại nhéo mạnh Lịch Xuyên.
"Là như thế này. Tiểu Thu mới vào trường, chưa kịp thích nghi với sinh hoạt trong trường. Em ấy cho rằng còn một số vấn đề về trang thiết bị, chế độ trong trường chưa được hoàn thiện, nên muốn kiến nghị với thầy."
Lịch Xuyên từ tốn nói, hoàn toàn không để ý tới tôi. Anh Lịch Xuyên ơi, anh đang đẩy tôi vào hố lửa đó!
"À, chúng tôi rất xem trọng ý kiến của sinh viên mới vào, em Tạ, em muốn vào văn phòng tôi nói chuyện không?"
"Chuyện này...Tiểu Thu hơi hồi hộp, hay là đứng ở đây nói luôn. Tiểu Thu, em nói chuyện với thầy hiệu trưởng đi, anh lái xe ra trước. Xin lỗi thầy hiệu trưởng, tôi chỉ đậu ở đây một lát thôi."
"Không sao, ở đây còn thừa nhiều chỗ lắm, lái xe của tôi sẽ tìm được chỗ đậu thôi."
Hiệu trưởng từ tốn nói, rất có phong độ. Tim tôi đập tốc độ 300 lần một phút, lắp bắp nói:
"Thưa thầy, em cho rằng thời gian cấp nước cho ký túc xá nữ...là quá ngắn. Một ngày chỉ có ba lần, căn bản là không đủ dùng. Nghe nói trường làm vậy để giành danh hiệu tiết kiệm nước."
"Chúng tôi đang bàn bạc vấn đề này. Tháng sau chắc chắn sẽ có thay đổi."
"Em từ vùng sâu vùng xa đến đây học đại học, tiêu chuẩn ở căn tin cao quá. Giá thức ăn cũng quá mắc. Bọn em không đủ khả năng."
"Ừ." Hiệu trưởng nói "Anh họ của em nhìn có vẻ khá giàu. Nói anh ấy giúp em một chút. Còn em thì cố gắng học tập giành học bổng."
"Để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày, sinh viên nghèo bọn em phải đi làm thêm không có nhiều thời gian học tập, nên cũng không giành được học bổng. Em cho rằng..em cho rằng..cơ chế xét học bổng của trường có vấn đề." Tôi nói thẳng ra hết, kệ bà nó chứ.
"Cơ chế có vấn đề?" Hiệu trưởng nheo mắt.
"Học bổng nên chia làm hai loại, một loại là học bổng để giúp sinh viên vượt khó. Loại thứ hai mới là học bổng cạnh tranh, xét theo điểm số."
"Trường vẫn có học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mà. Em chưa xin lần nào sao?"
"Bố em là giáo viên trường làng, tiền lương rất thấp. Ông vốn là sinh viên Thượng Hải, lúc còn trẻ hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, từ bỏ cuộc sống thành phố, xin đến vùng biên giới Vân Nam dạy học. Nhưng con ông lớn lên, tới Bắc Kinh học đại học, còn phải làm thêm để kiếm tiền sống, thầy không thấy chuyện này hơi bất công sao?" Tôi càng nói càng rõ ràng mạch lạc.
"Em học khoa nào?" Hiệu trưởng hỏi.
"Khoa Ngữ Văn Anh."
"Vậy em viết proposal bằng tiếng Anh đi. Em nộp xong thì Ban giám hiệu sẽ họp lại thảo luận. Thầy sẽ thông báo kết quả với em sau." Thầy hiệu trưởng vẫn mỉm cười: "Thầy còn có cuộc họp,tạm biệt em."
Thầy hiệu trưởng đi rồi, Lịch Xuyên đứng cạnh xe, khoanh tay nhìn tôi, cười cười. Tôi nghiến răng:
"Vương Lịch Xuyên, xem tôi xử anh như thế nào!"
"Em xem, em nói rất hay mà? Cái này gọi là hạt giống tốt chỉ cần một chút ánh mặt trời là nảy mầm." Anh lại trêu tôi.
"Em căn bản không biết viết proposal."
"Em viết đi, tôi sửa giúp em. Tôi chỉ sửa từ vựng, em tự sửa ngữ pháp."
"Anh biết viết?"
"Tôi thường xuyên viết. Tôi làm kiến trúc, lúc đấu thầu phải viết thư xin dự thầu. Hình thức cũng tương tự."
"Tôi cảm thấy, tiếng Trung không phải tiếng mẹ đẻ của anh." Tôi công kích.
"Tôi nói tiếng Trung dở lắm à?"
"Không phải. Anh không biết dùng đũa."
"Sao tôi không biết dùng đũa? Lúc ở nước ngoài tôi rất thích ăn sushi, phải dùng đũa gắp mà."
"Lâu lâu dùng một lần khác bản chất với dùng hàng ngày."
"Bản chất khác chỗ nào?"
"Điểm khác biệt thể hiện lúc ăn cá. Không thể cá vừa dọn lên liền lấy đũa tách ra thành hai miếng. Phải ăn xong một mặt, lật con cá lại, mới ăn mặt kia."
"May là mỗi lần dự tiệc tôi không phải ăn cả con cá, chỉ ăn từng miếng, sợ phiền. Lần sau em dạy tôi đi."
"Anh phải mời tôi."
"Không thành vấn đề."
- - - Hết chương 7 - - -
- - - Chữ ký - - -
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 8
CHÚNG TÔI TRỞ VỀ HOA VIÊN LONG TRẠCH. Lúc sáng vội vã về ký túc xá, tôi chưa kịp nhìn kĩ tòa nhà này. Từ xe nhìn ra, giữa tổng thể quy hoạch ảm đạm của khu vực này, Hoa viên Long Trạch nổi bật hơn hẳn so với những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa khác. Nó vừa giống một chú chim công đang xòe đuôi, vừa giống một đóa sen đang bung cánh, hình ảnh lãng mạn bay bổng như thế, là do bàn tay anh vẽ ra thật sao?
Bên trong tòa nhà đèn hoa rực rỡ, đèn treo pha lê, tranh tường, đài phun nước, rừng cọ bao vây bốn phía. Người ra vào quần áo chỉnh tề, vài người phụ nữ trẻ ăn mặc khá thời trang, tay ôm chú chó nhỏ mặc áo hoa, thắt nơ bướm, ngồi trên sô pha trong góc đại sảnh trò chuyện với nhau. Trang sức chói mắt, son môi chói mắt, đẹp đẽ quí giá đến chói mắt. Tôi nhìn thấy người bảo vệ buổi sáng, anh ta vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt như cười như không. Lịch Xuyên nói kết cấu tòa nhà phức tạp lắm, anh phải nắm tay tôi để tôi khỏi lạc đường. Người bảo vệ thấy Lịch Xuyên, liền bước nhanh tới, cung kính đến mức như nịnh nọt:
"Anh Vương."
Lịch Xuyên dừng bước, chờ anh ta nói hết.
"Anh Tô, trợ lý của anh, có tới tìm anh."
"À, tôi tắt điện thoại."
Anh cầm điện thoại, nói với tôi:
"Xin lỗi, tôi cần gọi điện thoại, được không?"
Khách sáo vô cùng, tôi vội vàng nói:
"Xin cứ tự nhiên."
Sợ làm phiền anh nói chuyện, tôi định tránh đi. Anh giữ chặt tôi lại.
- Là tôi, Lịch Xuyên.
- Tôi còn hai bản vẽ cuối nữa. Dealine (thời hạn cuối cùng) là ngày 15 tháng sau phải không?
- Lấy trước? Lấy trước là sao? Dealine chính là dealine, không lấy trước. Trừ phi họ trả thêm tiền.
- Trả thêm bao nhiêu? Tôi không biết, anh kêu Phòng dự toán tính đi. Tính xong thì ngày mai nói cho tôi biết.
- Tối nay có cuộc họp? Khi nào? À...Họp định kỳ, tôi quên mất.
Anh nhìn đồng hồ.
- Mọi người đến đông đủ rồi?
- Mời họ về đi. Tôi không được khỏe lắm, không đến được.
Anh tắt máy, đang tính bỏ điện thoại vào túi, điện thoại lại reo. Anh nhìn tên người gọi, nghe máy.
- Anh Hai.
- Khỏe lắm.
- Không sao.
- Không sắp xếp được, đợi hai tháng nữa đi. Tháng 2 anh ở đâu?
- Có thể em sẽ về Zurich, thư ký sẽ thông báo lịch trình cho anh.
- Nhận được rồi, cảm ơn anh.
- Em đang ngủ, còn nằm trên giường, tối hôm qua thức khuya.
- Tạm biệt.
Thời gian trò chuyện là 30 giây. Anh gác máy, nhìn tôi vối vẻ mặt xin lỗi.
"Ngày nào cũng bận như vậy hả?" Tôi hỏi.
"Không phải ngày nào cũng bận." Anh nói, "Bây giờ chúng ta có thể đi bơi."
Chúng tôi cùng đi lên lầu, thay đồ bơi. Anh mặc một chiếc quần bơi màu đen, lộ ra cơ bụng săn chắc cùng cơ ngực nở nang. Chúng tôi mỗi người quấn áo choàng tắm, đi thang máy xuống lầu 3. Tòa nhà có hai tầng có hồ bơi. Ở tầng 3 có một hồ, không một bóng người. Tôi tựa vào lan can nhìn xuống, hồ bơi tầng 2 lớn hơn, còn có thêm khu vui chơi cho trẻ em, nhưng cũng chỉ khoảng 10 người đang chơi đùa trong nước.
"Lãng phí tài nguyên quá." Tôi nói "Sao ở đây ít người bơi quá vậy."
"Em tin chắc là em biet611 bơi sẽ không bị chết đuối chứ?" Thấy tôi đi chân trần bước ngắn bước dài dọc thành hồ bơi, anh đột nhiên hỏi.
"Chắc chắn."
"Em biết không, tôi có quen một người, anh ta nói anh ta biết bơi, sau đó, anh ta nhảy xuống trước mặt tôi, một giây sau liến kêu cứu." Anh nhìn tôi "Tôi đành phải nhảy xuống vớt anh ta lên."
"Nếu anh nhảy xuống mà kêu cứu, tôi cũng sẽ cứu anh." Tôi hất mặt, khiêu chiến.
"Nói vậy, ý em lá tôi có thể hoàn toàn yên tâm mà bơi, không cần luôn ở cạnh em?"
"Anh yên tâm 100% luôn đi."
"Bạn Tạ Tiểu Thu, quán quân bơi tự do 400m." Anh cởi áo choàng tắm ra "Chúng ta thi thử, thế nào?"
"Được thôi." Tôi cầm hai cây nạng của anh, gác ở thành hồ.
"Trung học Nam Trì." Anh chỉ vào dòng chữ trắng trên áo tắm của tôi "Em học trường này?"
"Đúng vậy. Thế nào, tên nghe rất hay mà. Trước cổng trường tôi là đường Tây Môn. Nam Trì, Tây Môn, tên nghe rất cổ kính."
"Khi nào em về quê, tôi cũng đi theo xem trường của em thử."
Anh đột nhiên thốt ra. Người này, có đôi khi nói chuyện cứ khờ khạo như học sinh lớp Một. Tôi đứng trước mặt anh, sờ sờ gáy anh:
"Được rồi, bạn Lịch Xuyên, muốn hoài niệm thì về quê mình đi, đừng mượn Vân Nam của tôi mà tri kỷ."
"Cậu sinh viên lúc nãy nói, người Vân Nam ăn Bún Qua Cầu?"
"Ừ."
"Bún Qua Cầu là gì?"
"Phía nam Vân Nam có huyện Mông Tự, hồi xưa Đại học Liên Hợp Tây Nam (năm 1937, kháng chiến chống Nhật chính thức bùng nổ trên toàn cõi Trung Quốc, 3 trường đại học lớn nhất của Trung Quốc là Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh hoa và Đại học Nam Khai liên kết lại, thành lập Đại học Liên Hợp và dời về Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Sang năm 1938 lại tiếp tục dời về Mông tự, tỉnh Vân Nam và ở lại đó suốt 8 năm. Đến năm 1946 mới trở về địa điểm cũ ở Bắc Kinh và Thiên Tân) ở đó. Nghe kể có một chàng tú tài, một mình sống trên đảo để dùi mài kinh sử. Vợ anh ta sợ chồng mình ăn cơm nguội , mới phát minh ra món bún ăn với nước dùng nóng, mỗi lần đi đưa cơm cho anh ta, phải đi qua một cây cầu nhỏ. Sau này anh tú tài thi đậu, nói là hờ công của loại bún kia, nên đặt tên món bún đó là Bún Qua Cầu."
"Đợi một lát nữa bơi xong, chúng ta đi ăn Bún Qua Cầu, được không? Ở Bắc Kinh chắc chắn có, đúng không?"
"Quán ăn Vân Nam nào cũng có. Chỉ không biết địa chỉ quán thôi." Tôi cũng rất nhớ món này.
"Dễ ợt, tôi lên mạng tìm, một giây là ra." Anh nói "Tôi đứng mỏi rồi, xuống nước đi."
Chúng tôi cùng nhảy xuống hồ. Tôi cố gắng hết sức, bơi nhanh như lướt gió, nhưng vẫn cảm thấy anh bơi cạnh tôi. Anh cứ bơi cạnh tôi, dù tôi cố gắng cỡ nào cũng không vượt qua được. Đến 30m cuối cùng, không thấy anh đâu. Khi bơi tới đích, vừa ngẩng đầu, liền phát hiện anh ngồi cạnh hồ bơi, nhìn tôi cười.
"Hôm nay ăn hơi nhiều, người nặng hơn, nên bơi chậm. Tối nay anh chưa ăn gì, toàn là tôi ăn giùm anh." Tôi cố cãi.
"Không phục đúng không?" Anh kéo tôi lên.
"Không phục."
"400m lần nữa?"
"Lần nữa."
Chúng tôi lại cùng nhảy xuống nước. Lần này, chỉ một lát là anh bỏ tôi lại phía sau, dẫn đầu suốt cho đến đích. Cuối cùng, khi tôi bứt phá, lại đụng đầu vào ngực anh.
"Á!" Tôi hét lên.
"Đâu phải thi đấu chính thức gì, không cần bơi dữ vậy." Anh định kéo tôi lên khỏi mặt nước "Tôi mà không đỡ kịp thì sẽ đập đầu vào vách hồ."
Tôi kéo anh xuống nước:
"Không được, thi thêm lần nữa."
"Không được, thi lần nữa em cũng thua." Anh nói "Cô Hai à, đối mặt với sự thật đi."
"No way."
"Hay là tôi chấp em 10m, tôi đuổi theo em?"
"Muốn sỉ nhục tôi à?"
"Không dám."
Chúng tôi xuất phát cùng lúc, anh lại tiếp tục dẫn đầu. Vẫn nhanh hơn tôi vài giây. Cuối cùng, anh kéo tôi lên, bình tĩnh nhìn tôi ngồi thở dốc bên hồ:
"Muốn uống nước không?"
Tôi lắc đầu.
"Bên đó có ghế dựa, nếu mệt, có thể qua đó nằm nghỉ." Anh chỉ vào một loại ghế phơi nắng phía đối diện.
"Lạ quá, sao hôm nay không có ai đi bơi?" Tôi nhìn xung quanh.
"Người khác đều bơi ở tầng dưới."
Không cần phải nói, anh thiết kế tòa nhà này, đương nhiên có đặc quyền đối với một số khu vực.
"Tốt quá rồi." Tôi nói.
"Tốt cái gì?"
"Tôi phải nhân cơ hội này xử anh. Ai cho anh ở trước mặt nói lung tung với thầy hiệu trưởng?" Tôi nhảy lên, xô anh xuống nước, ở dưới nước nhéo lưng anh.
"Á, á." Anh bị nhéo đau "Tôi cố giành học bổng cho am mà?"
"Anh còn nói, anh còn nói!" Tôi lại nhéo cổ anh.
Anh nắm lấy tay tôi, khóa chặt hai tay tôi lại. Tôi đá chân anh:
"Bỏ ra!"
Anh càng khóa tay chặt hơn, không để tôi cử động, rồi đột nhiên hôn tôi. Bắt đầu từ trán, dần dần hôn xuống, cố ý tránh hôn môi, lại hôn từ vành tai cho tới xương quai xanh, đến mức mặt tôi đỏ bừng như lửa, rồi anh ngẩng đầu lên, nhìn tôi chăm chú.
"Did I scare you?" ("Tôi có làm em sợ không?")
"No." ("Không.")
"Can I kiss you?" ("Tôi có thể hôn em không?")
"Yes." (Vâng.")
Đôi môi của anh hơi lạnh, hơi thở ấm áp thơm thơm, tôi đờ đẫn nhìn anh. ANh buông tay ra, ôm lấy mặt tôi, hôn mạnh hơn, giống như muốn dùng nụ hôn chạm đến linh hồn tôi. Thời khắc quan trọng nhất trong đời nhanh chóng tiếp diễn. Nụ hôn đầu và lần đầu của tôi xảy ra cùng ngày, cùng lúc ! Tình cảm trào dâng, chuyện cứ thế mà đến. Tôi cam tâm tình nguyện, không chút hối hận.
"Đau lắm hả?"
Tuy Lịch Xuyên lớn tuổi hơn tôi nhưng ánh mắt anh cũng mờ mịt y như tôi. Anh không thành thục lắm, thậm chí, còn hơi ngượng ngùng. Anh rất nhẹ nhàng cẩn thận, sợ làm đau tôi. Sau đó, anh ôm chặt lấy tôi, không để ý việc tôi đặt tay ở vết thương trên đùi anh, nhẹ nhàng sờ miệng vết thương, vuốt ve phần da thịt bị thương. Tôi đoán, ngoại trừ y tá của bệnh viện ra, Lịch Xuyên chưa từng bị ai chạm vào vết thương. Nước hồ ấm áp, anh lại run rẩy như đang phát lạnh. Mà trong đầu tôi tưởng tượng ra cảnh sau tai nạn xe anh thương tích đầy mình, được nhân viên cứu thương đưa vào phòng cấp cứu, trên người cắm đầy các loại ống. Chắc chắn phải là một tai nạn đáng sợ, để lại vết thương đáng sợ trên người anh, gần như mất đi một nửa người. Hồ bơi không người, khi nói chuyện luôn có tiếng vang. Chúng tôi leo ra khỏi hồ bơi, rồi mặc thêm áo choàng tắm. Eo tôi hơi nhói đau, phải gập người, ngồi xuống cạnh hồ. Anh áy náy nhìn tôi, lúc lâu sau, nhẹ nhàng hỏi:
"Vẫn còn đau lắm hả?"
"Không sao đâu." Tôi thản nhiên cười, không kìm lòng được lại ngơ ngẩn nhìn khuôn mặt tuấn tú của anh.
"Anh xin lỗi." Anh nói: "Lần sau nhất định sẽ cẩn thận hơn."
Tôi hít sâu:
"Lần sau?"
"Cần anh dìu em không?" Anh đã đứng dậy, thấy tôi vẫn cúi người sợ tôi đi không nổi, liền giơ tay kéo tôi lên.
"Không cần." Tôi đưa nạng cho anh. Sau đó tôi đứng lên, làm như vô tình khoác lên vai anh.
"Bỏ tay ra, dê xồm."
"Người ta chỉ dìu anh thôi mà."
Chúng tôi đi vào thang máy, thang máy đóng cửa, anh la:
"Bỏ tay ra."
"Sợ cái gì, đây là thang máy cá nhân."
Tôi nói, sau đó, tôi cúi người xuống, hôn vết thương dưới người anh. Anh nắm tóc tôi, muốn kéo tôi lên, nhưng không dám kéo mạnh, sợ làm tôi đau. Một ting61 "đinh" vang lên, cửa thang máy mở ra. Chúng tôi vào nhà, đứng sau cánh cửa nhìn nhau, anh lại dịu dàng hôn tôi lần nữa.
"Còn đau không?" Từ đầu đến cuối, hình như anh chỉ quan tâm vần đề này
"Không đau." Tôi thích tay anh vuốt ve trên người tôi, thích chạm vào khuôn mặt anh, nhìn bộ dạng anh bị tình dục tra tấn.
Anh phải đi tắm." Anh nói.
"Em chờ anh."
"Em không tắm à?"
"Ừ..không thích lắm."
Vào mùa đông, tôi chỉ tắm ba ngày một lần. Haizz, nhà tắm ở trường quá đông. Anh kéo tai tôi tới phòng tắm:
"Không được. Tính giữ lại bằng chứng, đúng không? Tắm, phải tắm."
Tắm xong đi ra, tôi phát hiện anh đã thay đồ xong, đồ tây giày da, cả người rực rỡ, đồng hồ cũng đeo rồi. Tôi vẫn mặc đồ kiểu học sinh, áo len, váy ngắn, đeo ba lô, trên ba lô treo một chùm chìa khóa dài, kêu leng keng leng keng. Anh nhìn tôi:
"Sao anh càng nhìn thì càng thấy em nhỏ vậy."
"Em lớn rồi. Hơn nữa, còn già trước tuổi đó."
"Em mấy tuổi ròi?"
"Mười bảy."
"Dụ dỗ con gái vị thành niên, anh có tội với tổ Quốc. Nhưng để mầm non của Tổ Quốc phát triển thuận lợi, em phải được chăm bón thường xuyên mới được."
Nói xong, anh liền nhào về phía tôi, ra tay mạnh mẽ. Chân giả của anh vẫn cột chặt vào eo, tôi cởi dây buộc giúp anh:
"Có cần cột chặt dữ vậy không? Nhìn cũng thấy khó thở rồi."
Thân thể anh tỏa ra mùi hương hỗn hợp của lô hội và hạnh nhân. Anh tìm khóa kéo trên áy tôi kéo trên váy tôi, gần như là xé rách váy.
"Từ từ thôi, váy sắp bị anh xé rách rồi." Tôi cười nói.
"Rách thì anh đền" Anh lại tiếp tục. Chúng tôi ôm chặt nhau trên sô pha, cho tới cao trào. Cuối cùng, anh cúi đầu thở dốc, gợn sóng trong mắt dần tan:
"Hôm nay có phải thời gian an toàn của em không?"
"Thời gian an toàn là gì?"
"Kì kinh nguyệt lần trước của em hồi nào?"
"Vừa mới hết. Bộ đồ này chắc phải một ngàn tệ? Bị em làm thành một đống bầy nhầy rồi." Tôi đứng dậy dọn dẹp.
Anh nhẹ nhõm thở ra:
"Lỡ em có việc gì, chắc ba em sẽ làm thịt anh."
"Đừng sợ."
"What?" ("Cái gì?")
"Đừng sợ." Tôi lại lặp lại.
"Em nói, đây là lần đầu tiên của em?"
"Đúng vậy."
"Vậy em...không sợ?"
"Còn phải xem là với ai? Với anh, em không sợ." Tôi dõng dạc nói. Sau đó, hỏi lại: "Chắc không phải lần đầu của anh đâu hả? Nhìn anh lớn tuổi hơn em mà."
"..." Từ chối trả lời.
"Không ngờ em dũng cảm như vậy." Giọng nói của anh mang chút xấu hổ.
"Đừng suy nghĩ nhiều, được không? Nam nữ ở bên nhau, chỉ vậy thôi. Mau mặc quần áo vào, em đói bụng rồi, đi ăn Bún Qua Cầu!"
"Để anh tắm cái đã."
"Lại tắm nữa? Bệnh thần kinh." Tôi nhìn anh, hết biết nói gì. Người này có bệnh thích sạch sẽ.
- - - Hết chương 8 - - -
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 9
LẦN ĐẦU TIÊN TÔI QUAN SÁT KỸ phòng khách của Lịch Xuyên, phát hiện trên tường treo nhiều khung ảnh nhỏ, toàn bộ đều là công trình kiến trúc: sân bóng đá, nhà hát, sân bay, sân vận động, viện bảo tàng, lãnh sự quán, văn phòng chính phủ, nhiều nhất là những tòa nhà chọc trời, ngoài ra còn có mấy công trình hình thù kỳ quái không rõ mục đích sử dụng là gì. Nhớ ra rồi, anh là kiến trúc sư. Kiến trúc sư tiếng Anh gọi là gì nhỉ? Tôi ôn lại vốn từ vựng đã học.
Architect.
Nói thật, phản xạ đầu tiên của tôi với từ kiến trúc này là hình ảnh gạch ngói, xe cút kít, gỗ, vôi, lúc gác dòn tay phải đốt pháo, còn có những người thơ hồ thường ngồi ăn bên lề đường ở quê tôi ngày xưa. Cậu tôi lúc trước là thợ hồ, sau này thì lên làm chủ thầu, nhà tôi ở quê là nhờ cậu xây giúp. Tôi không muốn nhìn công trình kiến trúc mà chỉ muốn nhìn anh, nhìn ảnh của anh, ảnh về cuộc sống của anh. Tôi nhìn xung quanh, tìm khắp các vách tường, mặt bàn, cửa sổ, cửa chính, mọi nơi có thể treo ảnh nhưng không thấy tấm nào. Tôi đem chân giả vào phòng ngủ, vì anh chỉ thay quần áo tại phòng ngủ. Phòng ngủ rộng rãi như phòng khách, cạnh cửa sổ có một bộ ghế sô pha màu đỏ. Sàn gỗ không dính một hạt bụi. Bên giường có một kệ sách nhỏ xinh, trên kệ có một chồng tạp chí kiến trúc và vài tập bản vẽ kiến trúc khổ lớn. chỉ có hai quyển sách nhìn rất cũ, có lẽ không liên quan đến kiến trúc. Tôi đưa tay cầm lên, phát hiện sách rất nặng, là loại sách bìa cứng kiểu cũ, cùng loại giấy in từ điển, vừa trắng vừa mỏng, bao nhiêu năm cũng không rách. Tên sách viết bằng tiếng Pháp.
A La Recherche Du Temps Perdu ("Đi tìm thời gian đã mất" - bộ tiểu thuyết dài 7 tập của đại văn hào Pháp Marcel Proust (1871-1922), đứng thứ 8 trên danh sách 10 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại do tạp chí Times của Mỹ bình chọn vào năm 2007. Bảy tập lần lượt gồm có Bên phía nhà Swann (Du côte de chez Swann), Dưới bóng những cô gái tuổi hoa (A l'ombre des filles en fleur), Về phía nhà Germantes (Côté de Germantes), Sodome và Gomorrhe (Sodome et Gomorrhe), Cô gái bị cầm tù (La Prisonnière), Albertine biến mất (Albertine disparue) và Thời gian tìm thấy lại (Le Temps trouvé).
Tôi nghe tiếng bước chân của anh.
"Em thích quyển sách này không?" Anh đi đến trước mặt tôi, hỏi.
"Em không biết tiếng Pháp."
"Ngoại ngữ thứ hai của em là gì?"
"Em chưa chọn."
"Vậy còn mục tiêu dự kiến?"
"Trừ tiếng Anh và tiếng Trung, anh còn biết tiếng gì nữa?" Tôi hỏi
"Tiếng Pháp và tiếng Đức. Tiếng Nhật thì chỉ nói được những câu đối thoại đơn giản, như Hajimemashite (xin chào - người Nhật dùng câu này để chào những người họ gặp mặt lần đầu tiên.) vậy thôi."
"Có lẽ em sẽ chọn tiếng Ý, hoặc là tiếng Ả Rập."
Tóm lại, không chọn tiếng mà anh biết, tránh sau này bị người ta cười. Anh nhìn tôi, cười nham hiểm, rõ ràng là hiểu suy nghĩ của tôi.
"Tên tiếng Anh của sách là Remembrance of Things Past, em học môn văn, chắc chắn có nghe sau."
"Tên tiếng Trung là Tìm theo dòng chảy tháng năm."
"Tìm theo dòng chảy tháng năm? Ừ, dịch hay lắm. Nếu có tối nào em mất ngủ, anh đọc quyển này bằng tiếng Pháp cho em nghe, chỉ cần đọc hết trang thứ nhất là em buồn ngủ ngay." Anh thì thầm bên tai tôi, âm anh trầm trầm, như âm thanh nơi thiên đường.
"Thật không?" Tôi xoay người lại, phát hiện anh vẫn khoác áo choàng tắm, anh cúi đầu xuống, hơi thở nhè nhẹ phớt qua vành tai tôi.
"Tại sao?"
"Vì trang đầu tiên kể chuyện một người nằm trên giường, trằn trọc mãi không ngủ được." Anh nhìn tôi, cười cười trêu: "Hai câu đầu tiên là như vầy"
"Longtepms, je me suis couché de bonne heure. Parfois, à peine ma bougie éteinte, mes yeux se fermaient si vite que je n' avais pas le temps de me dire: "Je m' endors." (câu mở đầu chương một của tập đầu tiên Bên phía nhà Swann) "
Anh ngâm nga, tiếng Pháp đẹp đẽ vô cùng, giọng nói ngân vang đầy mê hoặc, làm tôi buồn bã đến thất thần. Thấy vẻ mặt tôi đờ đẫn, anh giải thích bằng tiếng Anh:
"It says: I have long had the habit of going to bed early. Sometimes, when I had put out my candle, my eyes would close so quickly that I had not even time to say "I'm going to sleep."" (nghĩa là: Từ lâu, tôi có thói quen đi ngủ sớm. Đôi lúc, khi ngọn nến vừa tắt, mắt tôi liền sụp mí, nhanh đến nỗi tôi chẳng kịp nhủ thầm một câu, rằng "Mình sắp ngủ rồi đây.")
"Cái gì? Cài gì?" Tôi lớn tiếng nói "Văn hóa năm ngàn năm của đất nước, 950 chữ làm sao đủ được?"
"Cho nên, anh không dám dịch sang tiếng Trung, sợ em cười anh."
"Em không cười anh đâu, thiệt mà." Tôi nhìn anh "Người ta không yêu cầu cao đối với trình độ tiếng Trung của Hoa Kiều đâu. Mà nếu anh không nói ra, em cũng không biết là anh mù chữ."
"Mù chữ?"
"Ừ, mù chữ."
Anh đột nhiên nắm tay tôi lại.
"Sao vậy?"
"Tay không được lôn xộn. Bây giờ là thời gian thay đồ, a little bit of privacy, please.( làm ơn cho chút không gian riêng tư.)"
Tôi biết điều đi ra, lúc lâu sau, anh quần áo chỉnh tề bước ra, tóc còn ướt, hình như có xịt keo.
"Đi được chưa?" Tôi hỏi.
"Đi được rồi." Anh nhì ba lô trên vai tôi, nói: "Em đeo túi nặng dữ vậy? Để anh cầm cho."
"Không cần đâu, nhìn la lô to vậy thôi, nhưng bên trong chỉ có quần áo. Không tin anh cầm thử đi?"
Anh mỉm cười, không nói nữa.
"Sao trong nhà không có hình của anh?" Tôi hỏi. Lịch Xuyên đẹp trai quá, chụp bao nhiêu ảnh cũng ngắm không đủ.
"Anh không thích chụp ảnh." Anh nói.
"Nhưng mà trên tường treo rất nhiều ảnh linh tinh." Tôi chỉ vào tường có treo ảnh công trình kiến trúc. Tuy rằng tấm nào cũng đẹp nhưng treo gần nhau có cảm giác hơi lộn xộn.
"Linh tinh?" Anh sửng sốt, không ngờ tôi dùng từ này, đành phải giải thích: "Kiến trúc cũng là một loại hình nghệ thuật, thưa bạn Tạ Tiểu Thu."
Tôi chỉ vào một khung ảnh, công trình trong ảnh nhìn khá quen:
"Nghe Kỷ Hoàn nói, tòa nhà này do anh thiết kế?"
Anh gật đầu:
"Em thích không?"
"Thích." Tôi nhìn anh, mặt không đổi sắc "Tuy nhiên, nếu so sánh, em càng thích thân thể của anh, khuôn mặt của anh hơn."
"Cơ thể của anh có thương tật." Anh nhìn tôi, ánh mắt thâm sâu.
"Dù tàn tật em vẫn thích." Tôi trừng mắt, vẻ vô tội.
Môi anh cách tôi rất gần, vừa tầm rửa xong, trên người anh tỏa ra hơi nước. Tôi thích hơi thở của anh, nhón chân, muốn hôn anh. Anh tránh được, nói:
"Anh cũng đói bụng, mình đi nhanh đi."
Lịch Xuyên không thích ăn cay, không ăn được mấy món ngon. Nhưng anh thích ăn bánh bột chiên ( bột xắt miếng mỏng, xào với hẹ và xúc xích, thêm nước xốt cay), cũng thích món kiến leo cây (miến xào với thịt bằm, cà rốt, ớt chuông, gừng, hành và thêm xốt tương đậu Vân Nam). Chúng tôi chỉ gọi ba món, ăn một chút là no. Lịch Xuyên nói, lâu rồi anh chưa ăn cơm ngon như vậy. Ngày này cũng bận quá, đành ăn sushi cho qua bữa.
"Kỳ lạ là," Anh nói "anh cũng không thấy đói."
"Tại sao hôm nay anh lại thấy đói?" Tôi hỏi, không kể đồ ăn vặt ăn trong ký túc xá, chiều nay chúng tôi đã ăn hai bữa.
"Hôm nay mất sức nhiều quá." Anh thành thật thừa nhận.
"Em cũng vậy, vì lo thi, mấy ngày liên tiếp thiếu ngủ." Tôi giả vờ không hiểu ẩn ý trong câu nói của anh.
"Ăn cơm xong em muốn làm gì?"
"Về ký túc xá nghỉ ngơi."
Anh nhìn tôi, ánh mắt lưu luyến:
"Được rồi, anh đưa em về."
"Không cần anh chở, còn sớm mà, tự em bắt xe về." Anh mà chở tôi, nhất định sẽ tiễn tới ký túc xá, phải đi một đoạn đường dài, anh sẽ tốn sức gấp ba lần người bình thường.
"Anh đưa em về." Anh tính tiền, cầm ba lô của tôi, giọng nói rất kiên quyết.
"Vậy đưa tới cổng thôi, bây giờ vẫn còn sớm, ở cổng có xe đưa rước, chở sinh viên tới ký túc xá."
"No."
"Vậy em thà để anh đậu xe chỗ của hiệu trường." Tôi thở dài.
"Ý kiến hay."
Anh dừng xe ở chỗ của hiệu trưởng, đưa tôi tới cửa ký túc xá:
"Phòng em có điện thoại không?"
"Không có."
"Đây là số của anh." Anh lấy bút bi ra, viết một dãy số vào lòng bàn tay tôi.
"Tạm biệt." Tôi nói.
"Tạm biệt."
Tôi vừa vào phòng là quăng mình xuống giường. Người dưới hơi ê ẩm. Tôi không muốn đi tắm, chỉ muốn lưu lại mùi hương của anh trên cơ thể tôi mãi mãi. Tôi mở máy nghe nhạc, định thay băng nhạc của Vương Phi (Faye Wong (1969) - một ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông) thì An An đẩy cửa đi vào phòng.
"Trời ơi, sao cậu về sớm vậy?"
"Ừ, tôi mệt."
"Cùng bạch mã hoàng tử đi đâu chơi vậy?" Vẻ mặt cô hóng hớt.
"Đi loanh quanh thôi."
"Tiểu Thu, thành thật khai ra đi." An An rót cho tôi một ly trà, kéo chiếc ghế qua, ngồi dưới giường tôi "Ai cũng nói cậu có bản lĩnh, mới vào học 2 tháng, không quen biết ai, lù đù mà câu được con cá to nha."
An An là người duy nhất trong phòng mà tôi có thể nhờ vả. Những người khác, tuy ngày nào cũng gặp, nhưng chẳng thân thiết. Tuy Tiêu Nhụy cũng thích tôi, nhưng cô nàng cũng rất bận, bận quen bạn trai, chẳng quan tâm mấy đến tình bạn giữa đám con gái với nhau.
"Chỉ quen biết sơ sơ thôi mà." Tôi nói.
"Chắc lai lịch của anh ta không đơn giản." An An tỏ vẻ như người từng trải.
"Tôi không biết lai lịch của anh ấy." Tôi nói thật lòng.
"Quê anh ta ở đâu?"
"Không biết."
"Lớn hơn cậu bao nhiêu tuổi?"
"Không biết."
"Cha mẹ là ai?"
"Không biết."
Ninh An An trừng mắt nhìn tôi:
"Ê, sao cái gì cậu cũng không biết vậy hả? Như vậy là quen nhau cái gì hả?"
Cô nàng xem phim Hồng Kông nhiều quá, rõ ràng là người Bắc Kinh, nhưng lại nói tiếng phổ thông đặc sệt kiểu Hồng Kông.
"Bèo nước gặp nhau, đâu phải dài lâu, hỏi lí lịch của người ta làm gì."
"Anh ta không phải con nhà bình thường đâu. Chỉ cần nhìn khí chất của anh ta, chắc cũng phải hun đúc qua mấy đời đó."
Về điểm này thì tôi hòn toàn đồng ý.
"Cậu biết gì về anh ta?"
"Anh ấy là kiến trúc sư, lúc trước học kinh tế. Tốt nghiệp đại học Chicago." Tôi nói "Những thông tin này cũng do các cậu hỏi được."
"Bọn tớ chỉ hỏi những câu cần thiết thôi. Lương anh ta bao nhiêu?"
Tôi khó chịu:
"Không biết, tôi đâu có phát lương cho anh ấy."
"Có mời cậu đi ăn chưa?"
"Rồi."
"Nhà hàng nào? Mấy sao? Điểm này sẽ nói lên thu nhập. Nhà hàng hải sản bên phố Đông, một dĩa nhỏ cũng mất 2,000 tệ."
"Ăn ở quán ăn Vân Nam, giá rẻ lắm."
"Tra Google anh ta lần nào chưa?"
"Google là cái gì?" Tiệm net quá mắc, tôi chưa đi bao giờ.
"Lấy tên anh ta làm từ khóa tìm kiếm, sẽ thấy tất cả tin tức liên quan đến anh ta. Cậu không có thời gian thì để tớ tìm giúp. Tên của anh ta là gì? Trẻ tuổi, dẹp trai, tương lai xán lạn, chắc chắn phải có nhiều người viết tin." An An lấy viết ra, định ghi chép lại.
"Không nói cho cậu biết."
"Nhà anh ta ở đâu? Chỗ ở cũng nói lên vấn đề."
"Không biết, chúng tôi chỉ gặp nhau ở quán cà phê." Nhớ lại chuyện chúng tôi đã làm ở nhà anh hôm nay, tôi không dám nói thật cho An An, dể tránh bị hỏi thêm nhiều chuyện nữa.
"Anh ta có xe không? Hiệu gì? Nên biết là ở Bắc Kinh, kiến trúc sư thuộc tầng lớp lương cao đó."
Tôi lấy chăn trùm đầu lại:
"An An ơi, bạn tha cho tôi đi.""Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng."
"Câu hỏi cuối.." An An nói "Tại sao chân anh ta bị tật?"
"Tần tật bẩm sinh."
"Trời ghét người tài. Chỉ cần còn khả năng đàn ông là được."
"An An, đừng hỏi nữa." Tôi tung chăn ra "Để tôi ngủ, tôi mệt lắm rồi."
"Đợi chút, câu hỏi cuối cùng!" An An kéo chăn ra "Anh ta có xin số điện thoại của cậu không?"
Tôi gật gật đầu.
"Yeah!"
Tối đó, tôi không tài nào chợp mắt. Hơi thở của anh, sự xúc động của tôi, cứ tái diễn mãi trong đầu tôi. Lịch Xuyên, em yêu anh, nhưng em không muốn tìm hiểu anh. Càng hiểu nhiều về anh, em sẽ càng xa anh. Cuộc sống lại bình thường như trước. Ban ngày tôi đi học, ban đêm tới quán cà phê làm thêm. Tôi gặp Tiểu Diệp, trong lòng hơi áy náy. Tôi biết tình yêu là gì, càng hiểu rõ sự đau đớn của chị ta. Tôi không biết mình quá đáng, càng hiểu sự phẫn nộ của Tiểu Diệp. Tôi chào Tiểu Diệp:
"Hi!"
Chị ta chỉ lạnh lùng liếc tôi, rồi quay lưng đi. Tiểu Đồng chạy đến hỏi thăm:
"Tiểu Thu, qua đây nói chuyện chút."
Tôi đi thay đồng phục, sau đó đi theo Tiểu Đồng vào văn phòng.
"Tiểu Thu, từ hôm nay trở đi, ca tối chỉ cần em làm tới 8 giờ tối thôi. Nếu em muốn đổi sang ca sáng hoặc ca trưa, anh sẽ sẽ nói chuyện với quản lí các ca đó."
Tôi là sinh viên, không thể làm ca sáng hoặc ca trưa. Điều này có nghĩa thu nhập của tôi sẽ giảm đi một nửa. Toi đoán được nguyên nhân nhưng không bỏ qua, hỏi
"Tại sao?"
"Lệnh của Tổng Giám Đốc."
"Tiểu Diệp nói gì đó, đúng không?"
"Mấy sếp muốn đuổi em luôn, nhưng anh xin cho em được làm 3 tiếng. Chị hai à, đi một ngày đàng học một sàng khôn. Kiếm được đồng nào hay đồng đó, không nên đấu với đồng tiền."
Tôi biết suy nghĩ của Tiểu Diệp. Gần đây Lịch Xuyên thường đến quán lúc 9 giờ. tôi không nói gì. Tiếp tục làm việc. Đúng 8 giờ tôi tối tan ca. 8 giờ rưỡi tôi về đến ký túc xá, thấy mấy anh kết nghĩa phòng 301 ngồi chật phòng.
"Ôi trời, sao hôm nay về sớm thế?" Phùng Tĩnh Nhi hỏi.
"Việc học quan trọng hơn, với lại xét vấn đề an ninh, sau này sẽ tan ca sớm hơn." Tôi nói, bỏ túi xuống, nhớ ra vẫn đang mặc đồng phục của quán, nhưng trước mặt một đám con trai, tôi ngại không dám thay ra.
"Có người lấy nước nóng cho cậu rồi kìa." An An quét mắt qua Tu Nhạc.
"Cám ơn." Tôi vốn nhờ An An lấy giúp, không ngờ cô ấy nhanh chóng phân công cho người khác.
"Lâu lâu cậu về sớm, cùng đi khiêu vũ đi." An An nói "Lần nào cũng để Tu Nhạc một mình, không hay lắm."
"Được, tôi cũng muốn thư giãn một chút." Tôi nói "Tôi đi thay đồ."
Tôi vào toilet thay đồ, lúc về trong phòng chỉ còn mình Tu Nhạc.
"Mọi người đi trước rồi, anh phải ở lại đợi em, con trai trả tiền vé, con gái miễn vé. Nhưng phải đi cùng nhau."
"Đợi tôi một chút nữa."
Tôi trang điểm thật đậm, đôi môi đỏ thẫm, lông mày đen, phấn mắt màu xanh đậm. Tôi búi tóc lên, để lộ gáy. Sau đó, xịt nước hoa lên cổ. Là một loại nước hoa giá rẻ, mùi khá gắt, bình thường chỉ cần ngửi 10 phút liên tục là sẽ choáng váng đầu óc.
"Sao nhìn giống gấu trúc vậy?" Tu Nhạc giật mình.
"Sao, còn muốn khiêu vũ với tôi không?" Tôi liếc mắt khinh thường, nếu không nể mặt anh ta lấy nước giúp tôi, tôi chẳng phải liều mình đi với anh ta cho vui. Lúc hứng nhảy của Tu Nhạc dâng lên, động tác anh ta khá mạnh bạo, quăng tôi ra xa, lại kéo tôi về, thậm chí còn giẫm lên chân tôi.
"Anh là người Tứ Xuyên, rất thích gấu trúc." Tu Nhạc nói, đưa một quyển sách cho tôi: "Tiệm sách cũ trong trường đại hạ giá, tìm mãi mới được một quyển tiểu thuyết tiếng Anh cho em."
Tôi nhìn qua, là quyển "Mặt trăng và đồng xu" (The Moon and the Sixpence - quyển tiểu thuyết được xuất bản năm 1916, kể về nhân vật Charles Strickland, một người đàn ông trung niên sống bằng nghề môi giới chứng khoán, đột nhiên từ bỏ vợ con để theo đuổi giấc mơ làm họa sĩ.) của Maugham (William Somerset Maugham (1874-1965) là nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng của Anh đầu thế kỷ XX.)
"Em đọc chưa?"
"Chưa."
"Anh đọc bản dịch tiếng Trung rồi. Câu chuyện rất hay. Thật ra, chúng ta có thể tổ chức hội đọc sách, gặp mặt định kỳ, cùng chia sẻ quyển sách mà mình thích."
Ấn tượng của tôi đối với Tu Nhạc là, tận dụng mọi cơ hội, rất có kế hoạch. Tôi nhìn Tu Nhạc, trong số đám anh kết nghĩa của phòng 301, Tu Nhạc khá dễ nhìn, học cũng giỏi, giáo sư hướng dẫn chính là hiệu trưởng, tương lai cũng xán lạn; nhưng do anh ta học triết học, cũng là dân tỉnh lẻ như tôi, nên đám con gái trong phòng chỉ thích sự chất phác của Tu Nhạc, hễ gặp việc nặng nhọc là nhớ tới anh, còn thường xuyên nhờ anh đi lấy nước giùm. Anh ta là người dễ sai bảo nhất trong phòng 301, cũng là người cam tâm chấp nhận "nhiệm vụ" nhất.
"Sau này bàn tiếp đi."
Phòng khiêu vũ của trường ít người nhảy hay. Tôi vừa nhảy vừa miên man suy nghĩ, bị mất một nửa thu nhập, tiền sinh hoạt của tôi làm sao đây, học phí của tôi làm sao đây, học phí năm sau của em trai tôi làm sao đây. Bệnh viêm gan của ba tôi làm sao đây. Trước nay ba tôi không muốn tôi lo lắng bệnh tình của ông, nhưng điều kiện y tế ở nông thôn có hạn, nên tôi gửi thuốc từ Bắc Kinh về cho ông, chỉ nói 1 hộp 5 tệ. Tôi không chú tâm lắm nhưng cũng nhảy hết bản nhạc không mắc lỗi gì. Suốt buổi tôi vẫn cúi đầu giả vờ chăm chú học nhảy, hạn chế thời gian tâm tình với Tu Nhạc. Qua mấy lần trao đổi bạn nhảy, tôi đã nhảy với toàn bộ anh kết nghĩa của phòng 301 mỗi người một lần. Chỉ có mình Lộ Tiệp trêu đùa tôi:
"Hôm nay cô Tạ trang điểm rất đặc biệt."
"Vậy sao? Đặc biệt chỗ nào?"
"Mắt và môi hơi đen."
"Đời Đường gọi là "lệ trang" (một kiểu trang điểm thịnh hành phụ nữ Trung Quốc từ thời Đường đến thời Đông Hán, dùng sáp màu vẽ bóng mắt, nhìn đôi mắt giống hình giọt lệ), biết không, đây chính là phong cách, chính là phục cổ đó."
"Khi nào mời em ăn cơm được? Phùng Tĩnh Nhi cứ nói em sống ở Bắc Kinh một mình chắc cũng buồn."
"Sao lại muốn mời tôi ăn cơm?"
"Hôm nay anh Vương của em gởi email, hứa sửa giúp thư xin du hoc của anh."
"Nhờ bản lãnh của hai người thôi, tôi đâu biết địa chỉ email của anh ấy."
"7 giờ tối thứ bảy, quán Cửu Vĩ Hiên ở phố Tây được không? Mời anh Vương đi chung luôn."
"Muốn mời thì tự mình đi mời đi, tôi không hẹn giùm được." Tôi cười cười, một đám user.(lợi dụng)
Tôi và Tu Nhạc nhảy tới khi tan vũ hội. Mọi người còn uống sữa đậu nành ở cổng, riêng nhóm Lộ Tiệp và An An muốn đi xem video, chỉ còn mình tôi và Tu Nhạc thong thả về ký túc xá. Cơn mưa phùn vừa dứt, gió đêm ẩm ướt, hương hoa vấn vương. Trong đêm tối, tôi nhìn thấy một bóng trắng xa mờ ở cạnh cổng ký túc xá. Tim tôi đập thình thịch. Đến gần hơn, bóng trắng nói:
"Hi."
"Hi."
Sau đó, bóng trắng bắt tay Tu Nhạc:
"Tên bạn là gì nhỉ?"
"Tu Nhạc."
"Tu Nhạc, cảm ơn bạn cùng đi khiêu vũ với Tiểu Thu, cảm ơn bạn đưa cô ấy về."
Hai kẻ mạnh tranh chấp, đương nhiên người mạnh hơn thắng. Mặt Tu Nhạc liền tái đi, không kiềm được lui về sau nửa bước. Tu Nhạc giơ tay lên, nhìn nhìn đồng hồ:
"Tiểu Thu nói cô ấy mệt, muốn nghỉ sớm."
"Yên tâm, tôi sẽ chăm sóc cô ấy." Nhịn cười.
Sau đó, bóng trắng liền nắm tay tôi.
"Khuya rồi, hai người... còn đi ra ngoài?" Tu Nhạc nói, giọng hơi run run.
"Đi dạo quanh trường thôi." Bóng trắng mỉm cười.
Tay Lịch Xuyên lúc nào cũng lạnh, giống động vật máu lạnh. Chúng tôi đi loanh quanh vườn trường.
"Tiểu Thu, rất tiếc, anh không thể nhảy với em." Anh nói nhẹ nhàng, "Nhưng anh muốn thấy em vui."
Tôi xoay người lại, nhìn anh:
"Lịch Xuyên, lúc nãy anh đứng bên ngoài chờ em hả?"
"Đợi không lâu lắm."
Đường càng ngày càng tối, không có đèn đường, hình như chúng tôi đi vào một mảnh rừng. Tôi nắm tay Lịch Xuyên đi qua những thân cây, như đang có thú dữ đuổi theo sau lưng. Anh nắm chặt tay tôi, nhìn không rõ phương hướng:
"Tiểu Thu, hình như mình lạc đường rồi thì phải?"
Giữa những thân cây có một bãi cỏ, ánh trăng lạnh lẽo tràn trên cỏ, tôi cảm thấy đã tìm được chỗ thích hợp, liền dừng lại bên một thân cây. Anh ôm chặt tôi, tôi dựa lưng vào thân cây khô cứng, hai chân bám chặt lưng anh, từ trên cao hôn anh. Cành cây lay động, nước mưa còn đọng lại rơi tí tách, xuống đầu tôi, xuống mặt anh. Anh chăm chú hôn tôi, chóp mũi anh cọ giữa hai má, hơi thở ấm áp, nước mưa lạnh lẽo, đôi môi như đang giao mùa. Tôi nghĩ, tôi phải nhớ mãi thời khắc này, 11 giờ 49 phút. Áo len màu mỡ gà, váy hoa màu xanh, giày da màu đen đế thấp. Chủ đề: "Kích thích nơi hoang dã" hoặc "Chuyện tình nơi vườn trường". Trời hơi lạnh, da thịt dán vào nhau, lại thấy nóng. Lịch Xuyên mặc áo sơ mi trắng, không mặc áo khoác. Bùn đất trên thân cây bám bẩn áo tôi, Lịch Xuyên hỏi tôi có khăn tay không. Ngay lúc đó, tôi nghe thấy tiếng bước chân. Trong lúc vội vàng, chúng tôi nhanh chóng chỉnh đốn lại quần áo của mình. Không ngờ, ánh đén pin lóe qua, rọi thẳng vào mặt tôi.
"Đứng lại! Bảo vệ vườn trường đây."
Lịch Xuyên đẩy tôi ra, nói nhỏ:
"Chạy mau."
Đáng lẽ tôi không cần phải trốn, nhưng dáng vẻ chúng tôi khá khó coi, rất khả nghi. Nếu tôi bị bắt, dù không làm gì cũng không thể thanh minh. Tôi vội vàng bỏ chạy, nghe thấy có người nhanh chóng đuổi theo, sau đó, có người cản người bảo vệ lại. Ngay sau đó, cây cối xào xạc, cả hai bắt đầu đánh nhau. Tôi liền chạy về không chút do dự. Lịch Xuyên té nằm trên đất, người bảo vệ còn to hơn cả Schwarzenegger (Arnold Alois Schwarzenegger (1947-) là vận động viên thể hình, nam diễn viên phim hành động của Mỹ, vóc người cao to và cơ bắp cuồn cuộn. Ông cũng là thống đốc thứ 38 của bang California, Mỹ), chân mang giày đang đá Lịch Xuyên. tôi xông lên, mất hết lý trí tát cho anh ta hai cái, la lớn:
"Dừng tay! Dừng tay! Anh dừng tay lại cho tôi!"
Người bảo vệ dừng tay lại, nắm cánh tay tôi:
"Con nhóc này to gan quá nhỉ! Hai đứa bây học khoa nào?"
"Khoa nào không liên quan tới anh, chúng tôi đứng đây nói chuyện, liên quan gì tới anh?"
"Nói chuyện, hừ, đừng tưởng tao không biết tụi mày đang làm gì!"
Tôi cười lạnh:
"Anh dám bắt tôi về, tôi sẽ nói anh có ý định cưỡng hiếp tôi. Anh nhìn đi, trên cánh tay tôi có dấu tay của anh."
Sau đó tôi bứt một cái nút áo trên áo anh ta:
"Trong tay tôi có nút áo của anh."
Anh ta không tức giận mà còn cười:
"Mày tưởng tao sợ cái mánh vặt của máy chắc? Hôm nay tao tha cho tụi bây. Mày cũng to gan dữ, chắc thằng nhóc này cũng không dám làm gì mày. Muốn làm chuyện đó thì ra ngoài thuê phòng, đây là rừng tình yêu, tối nào cũng có bảo vệ đi tuần tra."
Nói xong câu này, anh ta đột nhiên bỏ đi. Tôi quỳ xuống đất, đẩy nhẹ Lịch Xuyên.
"Lịch Xuyên, Lịch Xuyên!"
Anh vẫn bò rạp trên mặt đất, không nhúc nhích.
"Anh có bị thương không?" Người tôi đột nhiên run rẩy.
"Anh không sao." Anh miễn cưỡng ngồi dậy, sắc mặt tái nhợt đến đáng sợ.
"Ngồi đây đừng cử động, em tìm người đưa anh đi bệnh viện." Tôi biết anh bị thương, không thể cử động. Anh kéo tay tôi lại:
"Không cần đi bệnh viện, anh còn đi được. Em...đỡ anh dậy."
Tôi dìu anh đứng lên, đưa nạng cho anh. Anh cầm nạng, hỏi:
"Người đó...có làm em bị thương không?"
"Chỉ nhéo tay em mấy cái."
"Để anh xem." Anh nhìn cánh tay tôi dưới ánh trắng. Nhìn thật lâu, không nói gì.
"Chỗ này cách bãi đậu xe xa không?" Anh hỏi.
"Không xa lắm."
Chúng tôi mất rất nhiều thời gian mới tới bãi đậu xe. Anh không cho tôi dìu, cố gắng đi về phía trước, dọc đường phải dừng lại nghỉ ngơi hai lần, rõ ràng là bị thương khá nặng.
"Lịch Xuyên, em đi bệnh viện với anh." Tôi nói.
"Anh không sao, không cần đi bệnh viện."
"Vậy em về nhà với anh, xem vết thương của anh thế nào."
"Không cần, anh tự lo được." Anh thản nhiên nhìn tôi "Anh xin lỗi, lần này phải để em về ký túc xá một mình. Anh không đi với em được."
"Lịch Xuyên, không, cho em theo với, em lo lắm!" Trong giọng nói của tôi mang theo âm thanh nức nở.
"No." Anh nói "Ngủ ngon. Vài ngày nữa anh sẽ tới thăm em."
Tôi quay người đi, nghe thấy anh gọi tôi, đưa áo sơ mi của anh cho tôi:
"Thay áo sơ mi của anh đi. Áo len của em bị dơ rồi, lát về phòng sẽ bị bạn bè cười."
Anh mặc áo thun ba lỗ, lộ ra nửa người trên rắn chắc.
"Ngủ ngon." Tôi ứa nước mắt nhìn theo anh.
"Ngủ ngon."
- - - Hết chương 9 - - -
-
Quyển 1 (35 chương)
CHƯƠNG 10
TRƯỚC KHI VỀ PHÒNG, tôi ghé nhà vệ sinh của ký túc xá chỉnh lại quần áo. Cởi áo len ra, búi tóc kiểu chiếc lá, mặc áo sơ mi của Lịch Xuyên vào rồi mới về phòng. Tôi tính len lén vào phòng, len lén lên giường, len lén thay quần áo, nhưng mà, trong phòng thắp nến sáng trưng, tôi thấy An An, Tiêu Nhụy và Ngụy Hải Hà mỗi người bưng một ly trà sữa, đang ngồi bên giường cắn hạt dưa. Nhìn thấy tôi, cả đám hét chói tai, không ngờ tôi mặc áo sơ mi của con trai.
"Tốc độ tên lửa nha..." Ba người cùng cười khanh khách.
Tôi nhét áo len lên giường mình.
"Làm gì có, đi bộ nóng quá, mồ hôi đầy người, mới cởi áo len ra." Tôi lấy nước, rửa mặt, rửa tay, phi tang chứng cứ.
"Anh Vương đến phòng khiêu vũ tìm cậu à?" Tiêu Nhụy hỏi "Cậu vừa đi thì anh ấy đến, hỏi mình cậu ở đâu, mình chỉ hướng phòng khiêu vũ cho anh ấy." Tiêu Nhụy rất ít đến phòng khiêu vũ sinh viên, chê hiệu ứng âm thanh dở.
"Không có. Tôi nhảy xong đi về mới gặp anh ấy."
"Không thể nào? Vậy chẳng lẽ người ta đứng ngoài đợi cậu hơn 2 giờ?"
Có thật không? Trời thu khá lạnh, anh chỉ mặc phong phanh một cái áo sơ mi.
"Tôi cũng không biết nữa."
Vì không muốn trở thành đề tài buôn chuyện của họ, tôi qua quýt vài câu. Nhưng hai chữ mệt mỏi hiện rõ trên mặt tôi, bọn họ đều thấy. Tôi leo lên giường, ngã vảo trong chăn, lăn qua lăn lại ngủ không được. Đến 2 giờ sáng, cuối cùng cũng nghĩ thông suốt. Lịch Xuyên là người trưởng thành, đương nhiên biết tự chăm sóc bản thân. Lịch Xuyên cũng giàu, cho dù không có thời gian chăm sóc bản thân, cũng sẽ tìm được người chăm sóc cho anh. Tôi không là gì của anh, cũng không thể làm gì cho anh. Anh dường như cũng không cần tôi làm gì cho anh, tóm lại, tôi không cần lo lắng cho anh. Sau đó, tôi mất nửa tiếng nhớ lại lúc chúng tôi gặp nhau, mới phát hiện từ ngày chúng tôi biết nhau, tôi cứ liên tục gây phiền phức cho anh. Lần đầu tiên, tôi đổ cà phê lên người anh. Lần thứ hai, tôi hại anh đêm khuya phải chở tôi về ký túc xá. Lần thứ ba, đầu tiên tôi ép anh đi xem phim với tôi, sau đó ký túc xá khóa cửa, tôi phải ngủ nhờ nhà anh. Còn tối hôm nay, tôi lại hại anh vô cớ bị người ta đánh. Hình như tôi là khắc tinh của anh thì phải. Cuối cùng, tôi tổng kết ra nguyên nhân căn bản dẫn đến lỗi lầm, chính là thói mê trai vô trách nhiệm và dục vọng tuổi trẻ của tôi. Tăng Tử nói, mỗi ngày ta xét thân ta ba việc (Tăng Tử (505-435 TCN) là một trong những học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Nguyên văn câu nói là: "Mỗi ngày ta xét thân ta ba việc: làm việc cho ai hết lòng không? Đối với bạn có vẹn chữ tín không? Đạo thầy truyền có học không?). Đúng 5 giờ sáng, tôi dậy chạy bộ, học từ vựng. Trong cơn gió buổi giá cuối thu, tôi chạy đến quán tạp hóa gọi điện thoại cho Lịch Xuyên. Muốn hỏi xem đêm qua anh như thế nào rồi, không sao thật không. điện thoại đổ chuông vài tiếng, sau đó là tiếng tổng đài tự động: "Thuê bao quý khách vừa gọi đã tắt máy. Xin vui lòng gọi lại sau." Có lẽ anh mệt quá, nên tắt máy đi ngủ. Tôi nhớ tôi có khuyên Lịch Xuyên mua một cái tủ lạnh nhỏ đặt ở đầu giường, mỗi đêm anh dậy sẽ không cần đi vào bếp uống sữa. Lịch Xuyên nói lúc ngủ anh sợ tiếng ồn, đặc biệt càng sợ nghe tiếng máy móc. Học từ xong, tôi đi ăn sáng, đi học rồi trở về ký túc xá đã hơn 10 giờ. Tôi lại đến tiệm tạp hóa gọi điện thoại, vẫn không có ai trả lời, vẫn là tiếng của tổng đài "Thuê bao quý khách vừa gọi đã tắt máy. Xin vui lòng gọi lại sau." Tôi cố gắng nhớ lại từng chi tiết chuyện tối qua. Trong rừng rất tối, tôi nhìn không rõ. Nhưng tôi có thể khẳng định người bảo vệ có đá anh mấy cái. Đá ở đâu thì tôi không biết. Sau đó, anh không chịu nói. Tôi lo người kia đá trúng vết thương cũ của Lịch Xuyên, chỗ đó không có xương, dưới da thịt mỏng manh chính là nội tạng. Lịch Xuyên bước đi là hoàn toàn dựa vào lực của eo để kéo chân giả. Cho nên, đối với anh, đi bộ thời gian chẳng khác gì bị tra tấn. Nhưng mà, Lịch Xuyên đi khá cứng, gần như không thấy gì khác thường trong dáng đi, làm cho người khác nhìn lầm, tưởng anh đi như người bình thường, không tốn sức lực. Tôi tiếp tục đi học, hết môn kế tiếp, đã là buổi trưa. Tôi lại đi gọi điện thoại, vẫn tắt máy. Tôi đứng ngồi không yên, ra cổng trường bắt taxi:
"Bác tài, làm ơn tới Hoa viên Long Trạch."
Trong xe không có máy sưởi, lạnh run người. Người tài xế đùa:
"Hoa viên Long Trạch, cô sắp đến khu nhà giàu nha."
"Vậy à? Tôi đi thăm bạn."
"Hoa viên Long Trạch có thể xem là khu căn hộ mắc nhất Bắc Kinh. 40 ngàn tệ một mét vuông." Người tài xế lè lưỡi: "Nhà bạn cô chắc là to lắm nhỉ?"
"Anh ấy ở tầng cao nhất."
"Ôi mẹ ơi, tầng cao nhất? Cô có nhìn nhầm không?"
"Tầng cao nhất thì sao?"
"Cô có biết diện tích tầng cao nhất rộng cỡ nào không?"
"Sao tôi biết được?"
"Tôi biết, năm trước lúc bán căn hộ tôi có chạy ngang qua khu đó, có nhìn thấy bảng quảng cáo. Tầng cao nhất chỉ có một căn hộ thôi, hơn 500 mét vuông. Cứ tính là 500 mét vuông đi, năm trăm nhân 40 ngàn là 20 triệu tệ. Gia đình bạn cô làm gì?"
Trong lòng tôi cũng lạnh theo. Hèn gì người bảo vệ của tòa nhà nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ. Với vẻ ngoài của tôi, quần áo của tôi, làm sao vào tòa nhà đó được, vào đưa pizza thì may ra. Sau khi xuống xe, tôi vào đại sảnh, tìm gặp bảo vệ. Là người bảo vệ cũ, tôi nói:
"Tôi muốn gặp anh Vương Lịch Xuyên. Có thể phiền anh gọi điện thoại mời anh ấy xuống đây được không."
Ông bảo vệ nhìn tôi, hỏi:
"Chắc cô không hẹn trước đúng không? Nếu có hẹn trước, anh Vương sẽ báo cho tôi biết trước."
Nhưng anh ta biết tôi có quen Lịch Xuyên, không dám làm khó dễ, nói thêm:
"Được rồi, để tôi gọi điện thoại lên nhà anh ấy, xem thử anh ấy có trên đó hay không."
Anh ta gọi điện thoại, hiển nhiên không có ai nghe. Anh ta nói:
"Anh Vương không có nhà. Hay là cô ngồi đây chờ? Bên kia có sô pha."
Tôi đi tới sô pha da thật ở phía sảnh tay ngồi xuống, phát hiện cạnh đó có một cái bàn, trên bàn có cà phê miễn phí. Tôi rót một ly cà phê, thêm đường, thêm sữa, sau đó lấy giáo trình đọc hiểu ra xem. Tôi không có số điện thoại công ty Lịch Xuyên. Nếu anh đi làm, ít có khả năng buổi trưa về nhà. Nhưng mà, nếu như anh có thể đi làm thì sẽ không tắt điện thoại. Ngồi rất lâu, chờ rất lâu. Tôi chờ đến 3 giờ chiều, bụng đói kêu ọt ọt, mới nhìn thấy một người tôi biết từ cửa đi vào.
Kỷ Hoàn.
Kỷ Hoàn liền nhìn thấy tôi, đi tới cạnh tôi chào hỏi:
"Cô gái, tôi đã từng gặp em rồi, nhưng không nhớ tên là gì."
"Tạ Tiểu Thu."
"Cô Tạ, em ngồi đợi ai hả?"
"Đúng vậy." Tôi cảm thấy mặt hơi đỏ "Anh Kỷ, hôm nay anh có gặp Lịch Xuyên không?"
"Không có. Em có số điện thoại của cậu ấy không?"
"Di động tắt máy."
"Vậy là em có số di động của cậu ấy." Kỷ Hoàn nhắc lại. Hiển nhiên, Lịch Xuyên ít khi cho ai số di động của mình.
"Em có gọi điện thoại tới công ty của cậu ấy hỏi chưa? Lịch Xuyên là người nghiện làm việc, thường không trốn việc đâu."
"Tôi không biết anh ấy làm việc ở đâu." Tôi nói thật.
Kỷ Hoàn giật mình, cười, hỏi:
"Cậu ấy cho em số điện thoại di động, nhưng không cho em biết chỗ làm việc?"
"Tôi chưa hỏi."
Anh ta nhìn tôi, dường như có chút bất ngờ, sau đó nói:
"Toi có số điện thoại của văn phòng cậu ấy, em có cần tôi gọi hỏi giúp không?"
"Có phiền anh không?"
"Chuyện nhỏ thôi."
Anh ta ấn một dãy số, đưa điện thoại cho tôi:
"Nhìn em lo lắng như vậy, hay là em tự hỏi đi."
Trong vòng 2 giây liến có người trả lời:
"CGP Architects. Xin chào." Tiếng nói ngọt ngào của thư ký.
"Tôi...tìm anh Vương Lịch Xuyên."
"Xin hỏi ôc ở công ty nào gọi đến?"
"Tôi là bạn của anh ấy, tìm anh ấy có việc."
"À, xin chờ một lát."
Tôi nghe bên kia đầu dây yên tĩnh vô cùng, qua mười giây, một giọng nam xa lạ cất lên, tiếng phổ thông rất chuẩn.
"Thưa cô, tôi là Tô Quần, trợ lý của anh Vương. Xin hỏi cô họ gì?"
"Họ Tạ."
"Cô Tạ tìm anh Vương có chuyện gì không?"
"Bây giờ anh ấy không nghe điện thoại được sao?" Tôi hỏi.
"Anh Vương không được khỏe, không đi làm, cũng không tiện gặp khách."
Tôi đoán đúng rồi, giọng tôi chợt run rẩy.
"Tôi ở Hoa viên Long Trạch, Lịch Xuyên...anh Vương...không có nhà. Có xảy ra chuyện gì không?"
Câu nói của tôi thiếu logic, bởi vì đầu óc cứ suy nghĩ miên man, biết đâu anh bị nội thương, hay bị xuất huyết nội tạng, té xỉu trong nhà rồi? Người kia im lặng một lát, dường như đang lựa lời, cuối cùng anh ta nói:
"Anh Vương đang nằm viện."
"Bệnh viện nào?"
"Xin lỗi cô, không thể tiết lộ. Anh Vương không muốn bị quấy rầy." Có lẽ anh ta thấy giọng nói của mình hơi cứng nhắc, nên nói thêm "Nếu cô muốn nhắn gì, tôi rất vui lòng chuyển lại cho anh Vương."
Không thể tiết lộ. Anh Vương không muốn bị quấy rầy. Tôi nuốt từng câu chữ, trong lòng lạnh buốt.
"Không có." Tôi nói "Không có gì nhắn lại. Tạm biệt."
Tôi cúi đầu, tắt máy, trả di động lại cho Kỷ Hoàn:
"Cảm ơn anh. Lịch Xuyên đang nằm viện."
"Nằm viện?" Kỷ Hoàn nói "Tôi quen cậu ấy hai năm, chưa thấy cậu ấy bị bệnh lần nào."
"Buổi chiều phải đi học, tôi đi trước."
Vẻ mặt Kỷ Hoàn bán tín bán nghi, nhưng tôi không muốn nói nhiều. Lịch Xuyên bị bệnh, anh không nghe điện thoại của tôi, không muốn tôi đi thăm anh. Tôi ngồi trên xe buýt, đầu óc hoảng loạn đón nhầm xe, sau đó tôi xuống xe, thấy một công viên, liền ngồi khóc một mình trong công viên. Buổi tối tôi đến quán cà phê làm thêm, khong có gì khác thường. Không ai nhận ra tôi có tâm sự. Ban đêm, tôi nằm trên giường, ôm áo sơ mi của Lịch Xuyên, lâu thật lâu vẫn chưa ngủ được. Tôi không gọi điện thoại cho Lịch Xuyên nữa. Hơn một tháng trời, tôi không gặp anh. Bài thi giữa kỳ tôi làm rất tốt, điểm trung bình được 90, mặc dù kém mục tiêu 5 điểm, nhưng thành tích của tôi đã bỏ xa hững người khác trong phòng, trừ Phùng Tĩnh Nhi. Cô nàng cũng ý thức tôi đang thành đối thủ mạnh cạnh tranh học bổng "Quỹ Giáo Dục Hồng Vũ", nên càng học hành chăm chỉ hơn. Bạn cùng phòng vốn hiếu kỳ với mối tình ngắn ngủi của tôi, nhưng không quan trọng lắm, vì kết cục nằm trong dự liệu của mọi người. Nhưng có một lần Lộ Tiệp phàn nàn với tôi, nói gửi email cho Lịch Xuyên không thấy trả lời. Tôi nói Lịch Xuyên bị bệnh, Lộ Tiệp cũng không hỏi thêm, chắc tưởng rằng tôi chỉ viện cớ. Trừ cuối tuàn ra, tối nào tôi cũng tới quán cà phê làm thêm. Nhưng chưa từng nhìn thấy Lịch Xuyên. Cơn giận của Tiểu Diệp với tôi hình như đã giảm đi một ít. Tôi nói là "một ít" bởi vì tuy chị ta không nhìn mặt tôi, nhưng không soi mói tôi nữa. Hễ chị ta làm xong việc, là khoanh tay đứng sau quầy thu ngân thẫn thờ. Tôi không trách Tiểu Diệp. Lịch Xuyên là đối tượng của biết bao nhiêu đứa con gái mê trai, có lẽ tôi là người may mắn nhất trong số đó. Còn 2 tuần nữa là học kỳ này sẽ kết thúc trong sự hỗn loạn. Tôi nhớ ba tôi, nên càng học hành chăm chỉ hơn. Tôi muốn cho ba nhìn thấy giấy khen của trương, muốn nói cho ba biết tôi đạt được học bổng. Ba tôi vẫn kiên trì gửi tiền hằng tháng cho tôi, ông biết tiền ông gửi ít ỏi, 50 tệ làm sao đủ xài ở thành phố Bắc Kinh này. Nhưng trong thư ông nói, ba chỉ có nhiêu đó, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, con cũng cố gắng bớt đi làm thêm đi, lo mà học hành. Hôm đó là thứ hai, tôi đọc thư của ba xong, liền nghĩ, hai tuần này tôi phải cố gắng học tập, sau đó về Vân Nam nghỉ ngơi. Kết quả là, hôm đó đi qua phòng hành chánh, tôi không hẹn mà gặp hiệu trưởng đang đi về hướng tôi, tôi đang định tránh đường khác, tưởng thầy không nhìn thấy tôi, không ngờ thầy gọi tôi lại:
"Em gì ơi!"
"Dạ chào thầy."
"Proposal của em đâu? Khi nào thì thầy đọc được?" Thầy hỏi.
Tối hôm đó, tôi nghiêm túc viết một bản proposal. Đột nhiên nhớ ra Lịch Xuyên từng hứa sửa proposal cho tôi, nên xin Lộ Tiệp địa chỉ email của Lịch Xuyên. Thật ra, tôi cũng mong là anh sẽ sửa proposal giúp tôi, chỉ là tôi muốn mượn cớ, hỏi tham tình hình sức khỏe của anh ra sao, xuất viện hay chưa. Tôi tới tiệm net, đăng ký địa chỉ email, viết email bằng tiếng Anh cho anh.
"Chào anh, Lịch Xuyên. Đã lâu không gặp, không biết sức khỏe của anh như thế nào rồi, xuất viện hay chưa. Em viết một bản proposal, nếu anh thấy tiện, có thể sửa giúp em được không. Tạ Tiểu Thu."
Tôi click chuột, gởi email đi. Ngay tích tắc đó, tôi liền hối hận, chuyện giữa chúng tôi đã bế tắc, sao tôi còn tìm anh làm gì. Có phải dễ dãi quá không. Nếu đã tìm anh, thì cũng phải viết khách sáo một chút, sao cứ vô tư như vậy, bệnh của anh cũng đâu phải do tôi giày vò. Xì, tôi khinh thường mình. Thứ 3 tôi phải thi một môn quan trọng nên không lên mạng kiểm tra email. Tối thứ 4 tôi tới tiệm net, vừa mở hộp thư, liền thấy một bức thư trả lời. Tôi chưa kịp xem nội dung bức thư, nước mắt liền tuôn ra như mưa. Thư viết bằng tiếng Anh, rất dài. Đầu tiên, anh sửa proposal cho tôi, cơ bản câu nào cũng bị anh sửa, số từ anh sửa vượt xa số lượng từ vốn có. Sau đó anh nói, anh còn nằm viện. Anh bị viêm phổi, sợ lây bệnh cho tôi. Bệnh viện chặn tín hiệu điện tử, cho nên không gọi điện thoại được. Hơn nữa, anh cũng không muốn tôi nhìn thấy bộ dạng bệnh tật của anh. Anh xuất viện sẽ đến gặp tôi ngay. Tôi lập tức trả lời:
"Lịch Xuyên, bây giờ em sẽ đi thăm anh liền!!!" Tôi gõ ba dấu chấm than.
Một giây sau, tôi nhận được hồi âm của anh:
"No."
Tôi không cam tâm, lại viết tiếp:
"Cho em biết anh ở bệnh viện nào đi, em không sợ lây bệnh."
Anh lại trả lời:
"No means no." ("Không là không")
Tôi bực mình rời khỏi tiệm net.
- - - Hết chương 10 - - -
- - - Chữ ký - - -
• + 5